Lựa chọn trang phục phỏng vấn giúp bạn “tăng điểm” trong mắt nhà tuyển dụng

Nếu bạn chưa biết, trong số những yếu tố để nhà tuyển dụng cân nhắc lựa chọn ứng viên chính là trang phục phỏng vấn. Có một câu nói thế này, “Không ai đánh giá một cuốn sách thông qua chiếc bìa sách.” – vẻ bề ngoài hay trang phục ít khi nói có thể nói lên tính cách và giá trị bên trong của một con người. Tuy nhiên, trong việc lựa chọn trang phục, vẻ bề ngoài của bạn chính là thể hiện cho sự tinh tế, ứng xử trong các tình huống xã hội cũng như sự phù hợp đối với văn hóa công ty. 

Trang phục có thể không thể nói lên hoàn cảnh, giai cấp hay thậm chí toàn bộ con người của bạn. Tuy nhiên, việc lựa chọn trang phục cho một sự kiện sẽ cho thấy cách bạn nhìn nhận về sự kiện đó. Tham gia phỏng vấn với một bộ trang phục nghiêm chỉnh có nghĩa là bạn thực sự quan tâm và đầu tư cho buổi phỏng vấn cũng như vị trí ứng tuyển. 

Chính vì trang phục cần đáp ứng các yêu cầu và tính chất của sự kiện, chẳng hạn như bạn không thể tham dự một buổi tiệc dạ hội với chiếc áo thun và quần jeans, càng không thể đến những khu vực tôn giáo, tâm linh, thờ cúng với một chiếc quần ngắn. Trang phục phỏng vấn cũng vậy, không những cần phụ thuộc vào tính chất của buổi phỏng vấn mà còn phải linh hoạt đối với các loại hình doanh nghiệp hay vị trí ứng tuyển khác nhau. 

Xem thêm:

Một số tiêu chí chung khi lựa chọn trang phục 

  • Phù hợp với môi trường làm việc: Bạn nên tìm hiểu về quy định đồng phục của công ty.
  • Trang phục cần đơn giản, lịch sự, tập trung chú ý vào nội dung của buổi phỏng vấn.
  • Trang phục cần làm cho bạn cảm thấy thoải mái, vừa vặn, phù hợp với tính cách.

Bất kỳ trang phục nào, bạn cũng nên nhớ:

  • Tiêu chí số 1 chính là gọn gàng (quần, áo được ủi, là)
  • Không nên xịt quá nhiều nước hoa gây cảm giác khó chịu cho đối phương
  • Không kết hợp quá nhiều phụ kiện

Đặt trường hợp nếu bạn đến phỏng vấn cho một công ty với văn hóa trẻ trung, sôi nổi, ví dụ như các công ty về truyền thông, quảng cáo, giải trí, hãy cân nhắc một bộ trang phục không quá nghiêm chỉnh, đặt trọng tâm vào thể hiện cá tính của bản thân cũng như sự thoải mái, phù hợp với tính cách. Còn đối với một môi trường hoàn toàn công sở, như ngân hàng,…thì hiển nhiên bạn nên lựa chọn trang phục như áo sơ mi, chân váy công sở, giày cao gót (đối với nữ), áo sơ mi, quần tây và giày tây (đối với nam). Lựa chọn trang phục phỏng vấn giúp bạn “tăng điểm” trong mắt nhà tuyển dụng

Những điều cần lưu ý với trang phục phỏng vấn

  • Hạn chế trang phục quá sặc sỡ, nhiều màu

Màu sắc hay hoa văn không nói lên mức độ phù hợp hay thậm chí là sự “đẹp” của trang phục. Đôi lúc, sự sặc sỡ cũng khiến người đối diện cảm thấy không thoải mái khi họ phải chú ý quá nhiều đến trang phục của bạn. Bên cạnh đó, môi trường làm việc phải được thể hiện bằng sự chuyên nghiệp và phong thái phù hợp. Một bộ trang phục phỏng vấn nhiều màu cũng không nói lên được bất kỳ khả năng chuyên môn nào của bạn. 

  • Không lựa chọn trang phục bó sát hay quá rộng 

Tương tự như những tiêu chí chung đã được đề cập, một trang phục thoải mái có thể giúp bạn tự tin hơn cũng như thể hiện được con người của bản thân một cách tích cực nhất có thể. Thực tế, kích thước của quần áo không thể nói lên trình độ của bạn. Nhưng chúng lại thể hiện được sự cầu toàn, kỹ tính và chỉn chu của bản thân bạn trước nhà tuyển dụng. Hơn nữa, một khi trang phục phỏng vấn quá rộng hay bó sát có thể khiến bạn để lộ các khuyết điểm trên cơ thể.

  • Hoàn chỉnh trang phục với phụ kiện đi kèm

Một món ăn ngon cần có những gia vị và trang trí đi kèm, còn một bộ trang phục hoàn hảo cũng cần được biết cách phối hợp cùng những phụ kiện như trang sức, cà vạt, cách làm tóc… Ví dụ dành cho trang phục phỏng vấn mang tính công sở: 

Nam giới: Bộ suit hoàn chỉnh gồm có: áo vest + quần tây + áo sơ mi trắng + cà vạt + giày + tất. 

Nữ giới: Áo sơ mi kết hợp với quần âu hay chân váy hoặc váy liền thân. Màu sắc đen trắng hoặc màu trung lập. Cổ không khoét quá sâu. Chân váy dài quá đầu gối. Lựa chọn trang phục phỏng vấn giúp bạn “tăng điểm” trong mắt nhà tuyển dụng

  • Chú ý hình xăm, khuyên tai và râu mép

Khi lựa chọn trang phục phỏng vấn, đây có lẽ là yếu tố cần được lưu ý khá nhạy cảm, Với thời đại hiện nay, việc thể hiện cá tính bản thân thông qua hình xăm, khuyên tai đã phần nào được chấp nhận và không còn được xem như rào cản trong vấn đề giao tiếp. Tuy nhiên, bạn cũng nên cẩn trọng với những yếu tố này khi cân nhắc với môi trường làm việc đang hướng đến. 

Đối với nam giới, tương tự như việc có hình xăm hay khuyên tai, để râu mép cũng nên được cân nhắc tới vị trí ứng tuyển và tính chất của doanh nghiệp. Tuy nhiên, hãy lưu ý rằng, sự khác biệt của bạn cần phải thể hiện đúng tiêu chí mà nhà tuyển dụng đề ra, chẳng hạn như sự gọn gàng và không quá phản cảm hay khiếm nhã. 

Cuối cùng, trang phục phỏng vấn là một trong những ấn tượng nhỏ nhưng cũng không kém phần quan trọng, có thể giúp bạn tạo điểm cộng trong mắt nhà tuyển dụng. Một trang phục tốt sẽ giúp bạn tự tin hơn trong khi phỏng vấn, thể hiện được phần nào con người và tính cách của bạn nơi công sở. 

JobHopin Team