Cách giữ chân nhân tài

Vào năm 2017, tôi sắp sửa thuê nhân viên kinh doanh đầu tiên để lãnh đạo một trong những chức năng quan trọng nhất trong công ty. Tôi bèn gặp các nhà đầu tư để xin ý kiến về việc giữ chân người tài. Mặc dù có hồ sơ xin việc đẹp và được lòng những nhà đầu tư, họ lại không khuyến khích tôi tuyển người này này vào vị trí Phó Chủ tịch. Tôi miễn cưỡng chấp thuận. Sáu tháng sau khi đã hiểu ra nguyên nhân, tôi thực biết ơn lời can gián đó. Và đây là lý do tại sao:

Chức danh đi đôi với trách nhiệm

Nhiều nhà sáng lập lần đầu hiểu rõ điều này hơn ai hết. Làm thế nào để thu hút nhân tài luôn là một nan đề, và đôi khi chúng ta quá mong mỏi ứng viên mà quên mất những yêu cầu tối thiểu để đảm nhiệm công việc.

Bạn cần tuyển một chuyên gia trong ngành để lãnh đạo chức năng mà doanh nghiệp cần kíp. Nếu bạn (hoặc một ai đó không chuyên) đảm nhiệm thay, bạn sẽ thiếu đi kỹ năng và thang đo để đánh giá toàn diện nhân viên trong quá trình tuyển dụng. Thiếu sót này khiến người trúng tuyển không làm đúng chức năng vì yêu cầu công việc được đặt ra thấp hơn thực tế. Nó giống như việc đưa nhân viên entry-level vào vị trí điều hành vậy.

Tương tự, bạn tìm được một ứng viên giàu kinh nghiệm, nhưng chưa đủ cho vị trí Phó Chủ tịch mà họ muốn ứng tuyển. Vì kỹ thuật quản trị thấp, bạn chấp nhận để họ phụ trách vai trò này. Tầm sáu tháng đến một năm sau khi công ty đã lớn mạnh hơn, bạn nhận ra những gì thực sự cần ở một Phó Chủ tịch, mà ứng viên bạn tuyển trước đó giỏi nhất cũng chỉ là quản lý cấp cao hoặc Giám đốc mà thôi.

Đến lúc gọi vốn, những nhà đầu tư yêu cầu một Phó Chủ tịch thực thụ để đại diện. Giờ đây, bạn cần đặt chức danh về đúng nhiệm vụ của nó: Hoặc giáng chức, hoặc sa thải vị trí Phó Chủ tịch đã tuyển.  

Khỏi phải nói, đây là một kết quả không mong đợi cho tất cả mọi người, đặc biệt là khi người tuyển dụng thiếu đi những chiến lược giữ chân nhân viên quan trọng.

giữ chân người tài

Thẳng thắn trao đổi để giữ chân người tài

Sự thật là, trong giai đoạn đầu khó khăn tìm kiếm thị trường và xác định mô hình kinh doanh, doanh nghiệp của bạn không cần/không thể chi trả cho một vị trí tương đương Phó Chủ tịch, chứ đừng nói đến những cách thức giữ chân người tài tốn kém. Thay vào đó, những gì bạn có thể làm là thuê một quản lý cấp cao, giám đốc, hoặc thậm chí một người đứng đầu (head) là đủ.

Bạn có thể thẳng thắn trao đổi với ứng viên rằng doanh nghiệp sẽ cần đề bạt một Phó Chủ tịch thực thụ một khi có thể, hoặc rằng họ sẽ phải chứng tỏ tài năng để có thể đảm nhiệm danh xưng này. Sau đó, nếu chấp nhận lời đề nghị và không thể đảm nhiệm chức năng ở cấp độ Phó Chủ tịch, bạn sẽ cần thuê một người có đủ khả năng thay thế. Bạn cũng có thể tham khảo thêm bí quyết để cải thiện chất lượng ứng viên cho doanh nghiệp mình.

Đây đều là nhờ vào lời khuyên khôn ngoan của các nhà đầu tư, giúp chúng tôi giữ chân người tài cho doanh nghiệp mình.

Hãy nhớ rằng: Chức danh dễ cho đi nhưng khó nhận lại. Duy trì công việc và tinh thần của mọi người bằng cách không trao chức danh suông khi họ chưa sẵn sàng. 

Nguồn: Phỏng dịch theo Liran Belenzon – Medium

JobHopin Team