face recognition

Kể từ lần đầu xuất hiện năm 1950, trí tuệ nhân tạo (AI) đã phát triển với nhiều thăng trầm. Theo năm tháng, khi công nghệ máy học (machine learning) và học sâu (deep learning) trở nên phổ biến hơn, ngành công nghệ AI đang đánh dấu thời kỳ bùng nổ với những phát kiến có khả năng “vượt mặt” loài người. 

Cùng xem thử đâu là những lĩnh vực mà AI đang làm tốt hơn cả người nhé!

Sử dụng trí tuệ nhân tạo trong nhận diện khuôn mặt

Nhiều công ty ở Việt Nam hiện nay đã xuất hiện hình thức chấm công bằng nhận diện khuôn mặt. Các phần mềm này có thể nhận diện ở khoảng cách xa, không cần tháo khẩu trang và độ chính xác tương đối cao. Từ khi xuất hiện, tính năng nhận diện khuôn bằng bằng AI đã đơn giản hóa quy trình chấm công, tính lương,…cho người làm nhân sự

Xem thêm: VnExpress: AI tham gia quản trị con người

Năm ngoái, TP.HCM đã đưa vào thử nghiệm hệ thống camera giao thông nhận diện khuôn mặt. Bất cứ khi nào ghi nhận trường hợp vi phạm, hệ thống này sẽ tự gửi thông báo về trung tâm điều hành để tiến hành xử lý. Kết quả sau khi thử nghiệm rất đáng chú ý khi cho ra tỷ lệ chính xác rất cao, nhận dạng biển số xe 4 bánh đạt 95,5%, xe 2 bánh đạt 87,1%. 

Trí tuệ nhân tạo có khả năng tiên đoán xu hướng tốt hơn người

Nghe thì có vẻ “tâm linh”, thực chất tiên đoán và dự báo là khả năng quan sát và những chuỗi sự kiện, xu hướng lặp đi lặp lại mà thôi. Tương tự với con người, trí tuệ nhân tạo cũng dựa trên dữ liệu được “dạy” để báo trước tương lai. Hiện trí AI đang được sử dụng để tiên đoán các vấn đề từ thời tiết đến chẩn đoán bệnh, hay phân tích hiệu quả kế hoạch marketing,..

Lĩnh vực sáng tạo không là ngoại lệ

ai sáng tạo

Một trong những tính năng phổ biến nhất của trí tuệ nhân tạo chính là sao chép phong cách nghệ thuật. Đầu tiên, AI sao chép các đường nét cơ bản của bức tranh, màu sắc và độ đổ bóng. Dựa trên những phân tích thu thập được, chúng tổng hợp và tự vẽ ra bức tranh của riêng mình. Bạn có thể trải nghiệm tạo ra một bức tranh bằng trí tuệ nhân tạo tại trang web DeepArt.io. 

Ngày nay, nhiều nền tảng phát triển website cũng ứng dụng deep learning (học sâu) để hỗ trợ người dùng trong quá trình thiết kế. Dựa trên phân tích từ tỷ lệ chuyển đổi, trí tuệ nhân tạo sẽ gợi ý những mẫu thiết kế phù hợp nhất để tối ưu hóa giao diện website. 

AI còn được ứng dụng rộng rãi trong ngành y tế

Trong y học, trí tuệ thường được sử dụng để chẩn đoán căn bệnh nghiêm trọng như ung thư. Theo nghiên cứu của Bệnh viện Đại học Birmingham, AI có khả năng phát hiện và đưa ra kết quả chính xác lên đến 93%, hơn các chuyên gia y tế 2%. 

Năm 2011, robot Watson của IBM đánh bại 2 người chơi trong gameshow Jeopardy. Về sau, nó được tận dụng trong nghiên cứu chẩn đoán bệnh vì khả năng tiếp thu thông tin khối lượng lớn. Tới nay, Watson đã giúp các bác sĩ tại Bệnh viện Đại học Marburg (Đức) chẩn đoán và phát hiện thành công hàng nghìn căn bệnh hiếm gặp. 

chẩn đoán ung thư

Trong tương lai AI tạo có thể “vượt mặt” chính nó

Năm 2017, Google Brain công bố sự xuất hiện của AutoML. Đây là hệ thống trí thông minh nhân tạo co có khả năng tạo và xây dựng AI của riêng nó. Gần đây nhất, Google Brain còn tuyên bố họ sẽ đào tạo và biến AutoML trở nên bất bại, có thể “vượt mặt” chính những sản phẩm thông minh khác do con người tạo ra. 

Kết luận

Không thể phủ nhận những tiện ích mà AI đem đến cho con người. Nhờ trí thông minh nhân tạo, ta có thể tự động hóa các công việc đòi hỏi nhiều sức lực để chuyên tâm nghiên cứu những vấn đề tầm cỡ hơn. Tuy nhiên suy cho cùng, đây vẫn là sản phẩm được tạo ra bởi con người. Do đó trước và trong lúc phát triển, chúng ta cần đặc biệt phải suy xét kỹ lưỡng các khía cạnh đạo đức của mô hình sieu thông minh này.

JobHopin Team