chiến lược quản trị con người hậu covid

Nhân loại đang chứng kiến một đại dịch khủng khiếp đang hoành hành ở hầu hết các quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. COVID-19 chưa dừng lại ở từ khóa được tìm kiếm nhiều nhất năm 2020 khi chúng ta đã đi qua một nửa chặng đường 2021, nhưng những hiểm họa và hậu quả từ đại dịch thế kỷ vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại. Nguồn nhân lực và câu chuyện quản trị con người trở thành một vấn đề được nhiều người quan tâm khi liệu rằng những tác động từ dịch bệnh sẽ tạo nên xu hướng ra sao trong tương lai? 

Một báo cáo được tiến hành bởi Gartner dựa trên khảo sát từ 400+ nhà lãnh đạo Nhân sự, 300+ chuyên gia trong lĩnh vực Tài chính và hơn 4000 lao động, cá nhân trong lĩnh vực quản lý con người với mục tiêu xác định những tác động và giải pháp cho lĩnh vực quản trị nguồn nhân lực hậu đại dịch. Báo cáo về Tác động lâu dài & giải pháp đối với Quản trị nhân sự giai đoạn hậu COVID-19 đã chỉ ra 7 thay đổi và xu hướng của nguồn nhân lực trong tương lai mà các nhà lãnh đạo cần dự đoán và chuẩn bị chiến lược để thích ứng khi đại dịch kết thúc. 

chiến lược quản trị con người qua remote work

Làm việc từ xa 

Do tác động của dịch bệnh, các chính phủ buộc phải ban hành yêu cầu giãn cách xã hội, các doanh nghiệp thực hiện các chính sách làm việc từ xa (remote work) hay làm việc tại nhà (work from home) nhằm hạn chế các tiếp xúc và tránh lây lan dịch bệnh. Hơn một nửa số người lao động “buộc” phải làm việc từ xa trong giai đoạn nhất định tùy thuộc vào tình hình dịch bệnh ở mỗi quốc gia. 

Nỗi lo lắng lớn nhất đối với các nhà lãnh đạo/doanh nghiệp trong quản trị con người chính là kiểm soát hiệu suất làm việc của nhân viên khi chuyển sang hình thức này. Tuy nhiên, theo Báo cáo Khảo sát hiệu quả làm việc từ xa tại Việt Nam được ACheckin công bố năm 2020, khoảng 74% nhân viên tham gia khảo sát phản ánh, họ không có cảm nhận tiêu cực khi làm việc tại nhà. 

Các chiến lược được đề xuất cho doanh nghiệp:

  • Xác định các kỹ năng mới thích ứng và đảm bảo hiệu quả khi làm việc từ xa, bao gồm khả năng sử dụng các công cụ chuyển đổi số hỗ trợ trong tương tác công sở. 
  • Điều chỉnh vai trò & cách thức lãnh đạo phù hợp với đội ngũ làm việc từ xa
  • Thiết kế quy trình làm việc & khối lượng công việc linh hoạt khi hoạt động từ xa
  • Quản lý hiệu suất công việc bằng những phương pháp phù hợp 
  • Quy trình tuyển dụng đáp ứng nhu cầu làm việc từ xa từ ứng viên (kỹ năng, thời gian, địa điểm)

dữ liệu người lao động trong quản trị con người

Quản trị con người bằng dữ liệu người lao động 

16% các doanh nghiệp báo cáo về các nguồn dữ liệu thụ động đến từ 

  • Đăng nhập/đăng xuất trên các thiết bị
  • Sử dụng máy tính/điện thoại
  • Email/liên lạc nội bộ/trò chuyện
  • Định vị & theo dõi vị trí 

Làm việc từ xa mang lại nguồn cung dữ liệu thụ động thông qua sự gia tăng sử dụng các nền tảng xã hội, sàn thương mại điện tử, hay thậm chí là hình thức giao đồ ăn tại nhà. Bên cạnh đó, nhằm đảm bảo sức khỏe, khai báo ý tế trực tuyến là hình thức được chính phủ và các tổ chức khuyến nghị. 

Các chiến lược được đề xuất cho doanh nghiệp:

  • Cải thiện khả năng lưu trữ dữ liệu, quản lý, phân tích trong quy trình quản trị con người. Lưu ý về đạo đức và pháp lý khi sử dụng nguồn dữ liệu của tổ chức hoặc được cung cấp bởi bên thứ ba.
  • Quản lý hiệu suất công việc qua phân tích dữ liệu trong việc đánh giá suất và hiệu suất, xếp hạng, phần thưởng
  • Thúc đẩy khả năng quản lý con người (văn hóa, cảm xúc, hiệu quả) dựa trên phân tích dữ liệu

Vai trò xã hội của doanh nghiệp 

Vai trò xã hội của các doanh nghiệp ngày càng phát triển thông qua các chính sách về mức lương tối thiểu, tăng số ngày nghỉ phép và thúc đẩy bình đẳng giới trong công sở. 

Các chiến lược quản trị được đề xuất cho doanh nghiệp:

  • Tiếp tục tăng cường các trải nghiệm tích cực của người lao động bằng các chính sách hỗ trợ vai trò cá nhân trong gia đình 
  • Cân nhắc tổ chức một phòng/ban chuyên môn chăm sóc sức khỏe tinh thần của nhân viên
  • Hỗ trợ vật chất và tinh thần trong giai đoạn ảnh hưởng bởi đại dịch (hỗ trợ làm việc từ xa,…)

quản trị con người

Lao động không chính thức 

Thời đại công nghệ 4.0 cho phép người lao động và doanh nghiệp “sáng tạo” đa dạng các hình thức làm việc. Tương tự như làm việc từ xa, ở một số nghề nghiệp hiện tại cũng xuất hiện các vị trí như freelancers (người lao động tự do). Trước tình hình chịu ảnh hưởng tiêu cực về mặt tài chính của nhiều doanh nghiệp, hình thức lao động không chính thức (tự do) được các nhà tuyển dụng ưa chuộng hơn vì không chỉ tiết kiệm được chi phí mà còn có thể linh hoạt “thay thế” vai trò của các vị trí chính thức trong một vài trường hợp.  

Các chiến lược được đề xuất cho doanh nghiệp:

  • Sự xuất hiện của các kỹ năng quan trọng đối với các vị trí không chính thức, nhằm duy trì & đảm bảo hiệu quả công việc 
  • Điều chỉnh và thiết lập các quy trình tuyển dụng và quản trị con người các vị trí nhân viên không chính thức
  • Quản trị nhân sự doanh nghiệp cần có những chính sách cụ thể trong việc đánh giá, trả lương đối với hình thức làm việc này

Mức độ quan trọng của kỹ năng 

Các tổ chức, doanh nghiệp sự quan trọng của các kỹ năng cần có để đạt được những mục tiêu của doanh nghiệp. Nếu trong giai đoạn trước, mỗi kỹ năng sẽ tương ứng với một vai trò khác nhau trong một tổ chức, giai đoạn hậu COVID-19, các kỹ năng quan trọng đối với một doanh nghiệp được xác định dựa trên mô hình: Cá nhân ở các vị trí quan trọng – Cá nhân với các kỹ năng quan trọng – Cá nhân đóng vai trò quan trọng trong quy trình làm việc 

Các chiến lược quản trị con người được đề xuất cho doanh nghiệp:

  • Tạo động lực cho các nhân viên phát triển đa kỹ năng (đừng chỉ “áp đặt” họ vào một vị trí nhất định
  • Đánh giá lại vai trò lãnh đạo nào cần kế thừa lập kế hoạch và thúc đẩy các con đường phát triển cho những người kế nhiệm tiềm năng.
  • “Kỹ năng quan trọng hơn vai trò”
  • Đào tạo và phát huy các kỹ năng cho các nhân viên đảm nhận vị trí chủ chốt 

chiến lược quản trị con người hậu covid-19

Khả năng phục hồi của doanh nghiệp 

Trước giai đoạn bùng nổ của dịch bệnh, mục tiêu của quản trị con người chủ yếu góp phần vào mục tiêu phát triển của doanh nghiệp. Tuy nhiên, khi tình hình thế giới hoàn toàn bị động trước loại virus thế kỷ, việc đưa doanh nghiệp đi qua dịch bệnh và duy trì sự bền vững trong giai đoạn sau này là quan trọng hơn hết.

Các chiến lược được đề xuất cho doanh nghiệp:

  • Mô hình hóa các kỹ năng cần thiết đối với nhân viên và cung cấp các khóa học/ đào tạo phù hợp ngay khi điều kiện thay đổi.
  • Thiết lập các vai trò, cấu trúc, quy trình tập trung vào kết quả hơn là nhiệm vụ nhằm đảm bảo tính linh hoạt và phản hồi
  • Thu thập dữ liệu để hỗ trợ các quyết định về nguồn lực và xác định thông tin quan trọng để quyết định khi nào cần thay đổi hoặc điều chỉnh một quy trình.
  • Tạo cơ hội cho nhân viên tiếp xúc với đa dạng nhiệm vụ hơn để thúc đẩy kỹ năng cần thiết của họ. 

Trong giai đoạn thế giới liên tục thay đổi, chúng ta buộc phải cập nhật liên tục và thích ứng với từng tình hình cụ thể mang tính toàn cầu và khu vực. Nói một cách khác, không chỉ riêng các nhà lãnh đạo hay doanh nghiệp mới cần thiết quan tâm đến các dự đoán xu hướng liên quan, vì mỗi người chúng ta đều đang chịu chi phối và phần lớn nằm trong lực lượng lao động của thế giới. Việc nắm bắt kịp thời các xu hướng để điều chỉnh toàn diện và cá nhân sẽ giúp chúng ta thích ứng nhanh chóng và phù hợp hơn trong mô hình quản trị con người đang đổi mới này. 

JobHopin Team