metaverse

Metaverse (tạm dịch: Vũ trụ ảo) và Cryptocurrency (tạm dịch: Tiền mã hóa, tiền ảo, tiền điện tử) dường như là 2 khái niệm luôn đi song hành với nhau vì thế giới ảo sẽ cần tiền điện tử để sử dụng. Cả 2 khái niệm trên đều là những mảnh ghép không thể thiếu của cơn sốt Web 3 – Thế hệ Internet thứ 3 nối tiếp Web1 – World Wide Web (mạng lưới toàn cầu) và Web2 – Mạng lưới mạng xã hội.

Thế hệ Internet Web3 được kỳ vọng sẽ mang lại nhiều trải nghiệm và tương tác hơn bao gồm cả thực tế ảo và thực tế ảo tăng cường tạo ra trong một thế giới giả lập 3D. Thực tế, vũ trụ ảo và tiền ảo là 2 khái niệm riêng biệt và có thể phát triển song song và không phụ thuộc vào nhau. Ví dụ như Bitcoin – đồng tiền có giá trị trong thế giới thực cũng như thực tế ảo. Và ngược lại, rất nhiều ý tưởng về Metaverse – trong có của Mark Zuckerberg chỉ liên quan một phần tới Blockchain và Crypto.

Tuy nhiên, khi kết hợp 2 khái niệm này với nhau, tiềm năng khai thác vô cùng lớn. Người dùng rất thích tiêu dùng và mua sắm, điều tạo nên giá trị nền tảng của cả Web1 và Web2 và không có lý do nào để Web3 làm khác đi cả. Thực tế, không ai có thế biết được chắc chắn hình thái cuối cùng của Vũ trụ ảo sẽ trông như thế nào, tuy nhiên nó hiện đang có khả năng ảnh hưởng cực lớn tới sự phát triển của crypto và cuối cùng là ảnh hưởng đến toàn bộ thế giới. 

Bài viết liên quan:

metaverse-the-gioi-ao

Thời kỳ lên ngôi của Web3 đang đến

Thế giới ảo, giá trị thật

Một trong những lợi thế của Metaverse đó chính là không có nhiều rào cản như thế giới thực. Nếu chúng ta muốn du lịch đâu đó, việc cần làm chỉ là bấm nút và ta (ít nhất là nhân vật đại diện) đã tới nơi. Không tốn kém không chen chúc ở nơi phương tiện công cộng, không hộ chiếu hay hành lý cồng kềnh. 

Điều tương tự cũng đúng với hệ thống tiền kỹ thuật số. Việc chuyển tiền theo cách truyền thống (tiền pháp định – tên được đặt bởi những người yêu thích crypto vì giá trị của tiền pháp định phụ thuộc vào chính sách của Chính phủ) sẽ cấn đền  hệ thống cơ sở hạ tầng  của ngân hàng và các nhà điều luật phải quản lý chặt chẽ các bên trung gian, bên thanh toán và nhiều bên giám sát khác. Trong khi đó, giao dịch qua hệ thống tiền điện tử, đơn giản chỉ cần phần mềm chạy trên một chiếc máy tính cơ bản.

Tất nhiên, chúng ta không thể phủ nhận là năng lượng được sử dụng để vận hành phần mềm xử lý thuật toán của hệ thống tiền ảo là vô cùng lớn. Tuy nhiên. các giao thức liên tục được cải tiến và các công nghệ mới đang được phát triển với mục đích giảm thiểu việc sử dụng năng lượng. Ví dụ, các loại tiền điện tử chạy bằng hệ thống Proof of stake ( tạm dịch: bằng chứng cổ phần) được cho là tạo ra ít tác động tới môi trường hơn so với các loại tiền điện tử chạy bằng hệ thống Proof of work (tạm dịch: bằng chứng công việc) như Bitcoin.

metaverse-vs-crypto

Khi Metaverse trở nên phổ biến hơn và cuộc sống của chúng ta đang được “online hóa” – làm việc tại văn phòng ảo, chơi game trực tuyến với bạn bè, nghỉ mát tại Metaverse, chúng ta sẽ cần cách thức thanh toán không rào cản cho đồ dùng và dịch vụ. Thậm chí sau này, chúng ta sẽ sẵn sàng mua bất động sản ảo, nếu chúng ta muốn sở hữu một mảnh đất ảo để mời bạn bè đến chơi hoặc xây dựng công ty, doanh nghiệp. Thực tế, theo ước tính, Metaverse sẽ tạo ra giá trị kinh tế toàn cầu khoảng 1,5 tỉ đô vào năm 2030. Và phần lớn con số đấy có thể phản ánh qua hệ thống tiền kỹ thuật số. Điều này có nghĩa hệ thống tiền ảo sẽ thực sự sẽ được đại chúng đón nhận và dần dần sẽ trở thành phương tiện thanh toán phổ biến. 

Nếu điều này xảy ra, Chính phủ và những nhà điều luật chắc chắn sẽ phải siết chặt lại, thậm chí là kiểm soát hệ thống tiền ảo. Mặc dù mọi thứ đã trở nên có quy củ hơn trong những năm gần đây – với việc ngày càng nhiều quốc gia bắt đầu áp dụng các khuôn khổ quy định xung quanh tiền ảo – nhưng tiền kỹ thuật số vẫn là “vùng đất hoang dã”. Vì vậy, người mua hoặc những doanh nghiệp có sử dụng Bitcoin, Litecoin, Dogecoin… sẽ nhận được rất ít bảo vệ từ luật pháp. Và đối với những vụ lừa đảo, pháp luật cũng sẽ ít khi can thiệp. Khi tiền mã hóa trở nên phổ biến hơn, các chính phủ cũng có thể chọn điều chỉnh luật tiền điện tử dựa theo mức độ tiêu thụ năng lượng hoặc gây ô nhiễm. Ví dụ: các mạng lưới dựa vào các thuật toán Proof of work sẽ bị đánh thuế cao hơn trên mỗi giao dịch, trong khi các mạng sử dụng thuật toán bằng Proof of stake hiệu quả hơn có thể bị đánh thuế thấp hơn. 

metaverse

Con đường tới sự chấp thuận tiền điện tử

Khi tiền điện tử trở thành phương tiện trao đổi chính cho người mua và bán trong Metaverse, người dùng sẽ ngày càng cảm thấy quen thuộc hơn với các thao tác mua, xử lý và lưu trữ. Điều đó đồng nghĩa hệ thống tiền ảo sẽ được sử dụng ở ngoài Metaverse nhiều hơn – khi nó được dùng để gửi giữa bạn bè gia đình. Ví dụ trong trường hợp gửi tiền qua biên giới, với hình thức gửi tiền truyền thống, người dùng sẽ bị trừ phí rất nặng (nếu như giao dịch thành công). 

Đổi lại, điều này sẽ có nghĩa là các ngân hàng và các tổ chức tài chính hiện tại khác có khả năng đẩy mạnh nỗ lực của họ để tạo điều kiện cho tiền điện tử hoặc các mô hình tài chính có nguồn gốc từ blockchain. Để duy trì tính cạnh tranh trong thời đại của các hệ thống tài chính không có biên giới, không có người trung gian, họ sẽ cần đồng bộ hóa cơ sở hạ tầng của chính mình. Trong khi một số người – ví dụ như người đứng đầu IMF (Quỹ tiền tệ Quốc tế) – đã thấy trước rằng đây có thể là sự kết thúc của hệ thống ngân hàng truyền thống.

Trong thời gian tới, thực tế, các doanh nghiệp vẫn cần đến sự bảo vệ và điều luật của ngân hàng và ngân hàng trung ương với hệ thống giao dịch. Tuy nhiên, có vẻ như những thứ phát triển mạnh trong môi trường mới này của tiền tệ kỹ thuật số và mạng lưới tài chính ngang hàng sẽ là những hệ thống vô cùng linh hoạt và hướng tới tương lai với các chính sách của mỗi hệ thống khi áp dụng tiền điện tử. Paypal và Mastercard là minh chứng cho việc các hệ thống thanh toán hiện đang hoàn toàn tương tác và tích hợp với tiền điện tử, đặc biệt là Bitcoin – và cả hai đều nêu rõ quan điểm rằng tiền kỹ thuật số sẽ đóng một vai trò quan trọng trong tương lai của thanh toán.

Điều gì đang đợi phía trước?

Chắc chắn là không một ai – ngay cả những người như Mark Zuckerberg – biết Metaverse cuối cùng sẽ trông như thế nào và khi nào nó sẽ được tích hợp vào đời sống. Tuy nhiên, từ kinh nghiệm trong quá khứ, một điều chúng ta có thể chắc chắn rằng doanh nghiệp sẽ sử dụng nó để kiếm tiền, và người tiêu dùng sẽ sử dụng để chi tiêu! Khi nói đến việc thiết lập tiền tệ của thế giới ảo, thì tiền điện tử rõ ràng là một sự phù hợp không thể bàn cãi – và bởi vì công nghệ đột phá này còn ở giai đoạn sơ khai, nên quá trình phát triển của nó có thể bị ảnh hưởng bởi những thay đổi trong lối sống của người dùng.

crypto

Dù tốt hơn hay xấu hơn, ngày càng có nhiều người trong chúng ta chọn dành nhiều thời gian trực tuyến hơn và điều đó chỉ có khả năng tăng tốc khi thế giới trực tuyến trở nên nhập vai, giải trí và hấp dẫn hơn. Điều này cũng có nghĩa là tiền điện tử sẽ đóng một vai trò lớn hơn trong cuộc sống của chúng ta. Kết quả là, chúng ta có thể thấy nó trở nên quy củ hơn, thân thiện hơn với môi trường và hữu ích hơn.

Bạn đang tìm kiếm cơ hội việc làm? Tìm hiểu các cơ hội tuyển dụng việc làm crypto của JobHopin ngay!

Và đừng quên follow FacebookBlog của Jobhopin để cập nhật những tin tức mới nhất nhé!

Sources: Forbes

JobHopin Team