apple-2 (2)

Làm việc cho Apple là đích đến của nhiều người mê công nghệ, đặc biệt là những sản phẩm như Iphone, Macbook,…Steve Jobs gầy dựng cho Apple một bệ đỡ vững chắc, sử dụng quyền điều hành của mình để vực dậy thương hiệu “quả táo cắn dở” này trở thành công ty công nghệ hàng đầu thế giới. Sau 10 năm, tầm ảnh hưởng trong lãnh đạo nhân viên của Steve Jobs vẫn còn ảnh hưởng chiến lược giữ chân nhân tài của Apple đến tận hôm nay. 

Tìm hiểu một số bí quyết giữ chân nhân tài của Apply được “bật mí”  từ những người trong cuộc nhé!

Nhân viên nào cũng có ảnh hưởng nhất định

Apple cho rằng mọi nhân viên đều có tầm ảnh hưởng nhất định đến khách hàng. Đừng phân biệt kỹ năng của họ bằng những chức danh, cấp bậc như Junior và Senior. Đối xử với đồng nghiệp, nhân viên của mình như những nhân vật chủ chốt và có vai trò đặc biệt trong việc tạo cầu nối giữa doanh nghiệp và khách hàng. 

Angela Ahrendts, nhà lãnh đạo được trả lương cao nhất ở Apple cho biết: “Tôi không xem họ như nhân viên bán lẻ bình thường. Đối với tôi, họ là những nhà điều hành, những người đang quảng bá sản phẩm mà chúng tôi mất rất nhiều năm để phát triển.”

Xem thêm: Những mặt trái của một văn hóa doanh nghiệp “tốt đẹp”

Đầu tư đào tạo và phát triển

Apple sở hữu hẳn một quy trình đào tạo vô cùng chặt chẽ, với hàng loạt ví dụ cụ thể về tâm lý khách hàng, những điều nên và không nên làm ở Apple, đâu là những từ ngữ bị hạn chế sử dụng,…

Ví dụ:  Khi giao tiếp với khách hàng, nhân viên không được sử dụng từ:

  • Crash (treo, sập) mà phải thay bằng cụm “không phản hồi” 

Dù không phải ai cũng cho rằng đây là cách làm phù hợp, nhưng khó phủ nhận rằng muốn tạo ra sự đồng đều trong chất lượng làm việc, đào tạo và phát triển là vô cùng quan trọng. Bên cạnh đó, khi có chiến lược đào tạo nhân tài chuẩn chỉnh, bạn đang góp phần giúp nhân viên định hướng sự nghiệp rõ ràng hơn, thông qua đó tự tạo ra mục đích làm việc cho riêng họ. Khi nhân viên hiểu được mục đích chính xác tại sao họ phải làm những việc này, xu hướng đồng cảm cũng được cải thiện, doanh nghiệp phần nào thành công trong việc giữ chân nhân tài. 

apple-2 (1)

Phải tuyển dụng đúng người ngay từ đầu

Có chiến lược giữ chân nhân tài là một điểm cộng, càng tốt hơn nếu bạn thu hút được những gương mặt xuất chúng, Kỹ năng và kiến thức chuyên môn là những thứ luôn có thể học hỏi để làm tốt hơn. Nhưng thái độ và niềm tin của nhân viên về doanh nghiệp là hai thứ rất khó suy chuyển. 

Đó là vì sao ở bước đầu tiên trong quy trình tuyển dụng, Apple đã vô cùng đầu tư chỉ để tuyển đúng người. Ron Johnson,  người từng là Phó Giám đốc Hoạt động Bán lẻ của Apple, cho rằng kiếm được việc làm tại một cửa hàng Apple còn khó hơn đỗ vào  Stanford. Apple rất coi trọng sự phù hợp giữa ứng viên với văn hóa doanh nghiệp và hứng thú của họ với sản phẩm mà công ty đang kinh doanh.

Khiến nhân viên cảm thấy việc làm của họ là cao cả

Chúng ta luôn thích cống hiến cho những việc có mục đích cao cả. Nắm được đặc điểm tâm lý này, Apple đã khéo léo kéo về cho mình nhiều nhân viên sẵn sàng cống hiến với mức lương thấp hơn so với đối thủ như Verizon và AT&T. Theo New York Times, lương trung bình của nhân viên tại Apple thấp hơn so với hai thương hiệu Verizon và AT&T rất nhiều. Dù nghe có vẻ đây là mô hình khá độc hại, nhưng nhờ ứng dụng nó mà Apple vẫn thành công dù mang tiếng là trả lương nhân viên thấp so với thị trường. 

JobHopin Team