Là một trong những ngành có tốc độ phát triển nhanh nhất, ecommerce là lựa chọn đầy triển vọng nhưng cũng không kém thách thức. Nhằm có thêm thông tin cho những ai đang mong muốn bước chân vào ngành thương mại điện tử và tìm kiếm cơ hội việc làm ecommerce, bài viết sau đây của JobHopin chia sẻ đến bạn một số kiến thức thú vị xoay quanh ngành này. Cùng theo dõi nhé!
Bài viết liên quan:
- Con đường sự nghiệp đầy triển vọng ngành Digital Marketing
- 19 Phân loại Lập trình viên (Developer) bạn nên biết?
Bạn đang tìm kiếm cơ hội việc làm ecommerce?
Ngành ecommerce
Là gì? Thành phần của ecommerce
Định nghĩa đơn giản của ecommerce là hoạt động mua/bán sản phẩm trực tuyến. Sau khi các bên mua, bán thực hiện xong giao dịch, hàng hóa sẽ được vận chuyển đi. Cuối cùng, về thanh toán, người mua có thể thực hiện thanh toán trước khi hàng chuyển đi (thông qua các hình thức thanh toán online) hoặc sau khi nhận hàng (tiền mặt).
Thành phần của ecommerce:
- Online shopping: gồm tất cả các hoạt động tìm hiểu thông tin, chi tiết sản phẩm để đưa ra lựa chọn mua hàng phù hợp trên web hoặc app bán hàng. Thông thường, online shopping sẽ diễn ra thông qua 2 hình thức: B2B và B2C.
- Online purchase: bao gồm hoạt động mua hàng và thanh toán tiền thông qua hình thức online tại các nền tảng (web/app) thương mại điện tử.
Đặc thù ngành
Với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ hiện đại, TMĐT là một trong những ngành có giá trị nhất để phát triển, thậm chí là có xu hướng phát triển nhảy vọt tại một số quốc gia. Bên cạnh việc giúp ích cho sự phát triển của doanh nghiệp, TMĐT còn mang lại lợi thế lớn cho người tiêu dùng, giúp họ tiếp cận được nguồn hàng tốt với giá rẻ hơn, thời gian vận chuyển nhanh hơn.
Ecommerce là ngành hot và đang có xu thế phát triển nhanh
Với những lợi thế này, triển vọng ngành được đánh giá cao, đồng thời cơ hội việc làm ecommerce cũng đang ngày càng mở rộng.
Các hình thức hoạt động của ecommerce
Hiện nay, ecommerce có 5 hình thức hoạt động chính, gồm:
- B2B: Business to business (công ty với công ty): tập trung vào việc cung cấp các sản phẩm từ doanh nghiệp này đến doanh nghiệp khác. Đa phần sản phẩm và dịch vụ B2B sẽ có khối lượng/số lượng lớn hơn so với B2C hay C2C, do đó mà yêu cầu về vận chuyển cũng phức tạp hơn.
- B2C: Business to consumer (công ty với người tiêu dùng): gần giống với mô hình bán lẻ truyền thống, B2C là hình thức doanh nghiệp cung cấp hàng hóa cho cá nhân (end-user).
- C2C: Consumer to consumer (người dùng với người dùng): các mô hình C2C cho phép người dùng tương tác và mua bán với nhau, qua đó trang web/ứng dụng ecommerce này sẽ thu được một khoản phí hoa hồng nhất định.
- C2B: Consumer to business (người dùng với công ty): trái ngược với B2C, C2B là nền tảng kết nối dịch vụ/sản phẩm sản xuất bởi 1 cá nhân cho các doanh nghiệp đang có nhu cầu. Một hình thức C2B phổ biến chính là influencer, freelance, và các sàn C2B nổi bật hiện nay gồm có Vlance, Upwork, Shutterstock,…
- B2G/C2G: Government/Public Administration Ecommerce: mô hình ecommerce dành cho các doanh nghiệp hoặc cá nhân có khách hàng duy nhất là chính phủ.
Cơ hội việc làm ecommerce
Là một trong những ngành được săn đón hàng đầu và được dự đoán sẽ tiếp tục bùng nổ ở thập kỷ tới, đây chính là thời điểm vàng cho những ai muốn gia nhập ngành TMĐT. Có 2 cách cơ bản để gia nhập ngành, trước tiên là thông qua việc học tập (tự học, tham gia khóa học, khóa đào tạo,…), sau đó là trải nghiệm môi trường công việc thực tế từ các công ty TMĐT trên thị trường.
Có 2 cách để bước chân vào môi trường ecommerce
Môi trường làm việc & mức lương
Quy mô nhân sự của các công ty TMĐT lớn trong khu vực ĐNA như Lazada, Shopee,… đều đạt mức tăng trưởng vượt bậc, tuy nhiên việc tìm kiếm nguồn nhân sự chất lượng là rất khó. Theo báo cáo tại Hội thảo về đào tạo Thương mại điện tử 2022, chỉ có 30% nhân lực ngành được đào tạo chính quy.
Để thu hút nhân tài, các doanh nghiệp TMĐT thường đưa ra các chính sách và đãi ngộ hấp dẫn cho nhân viên. Tất nhiên, đi kèm với đó là yêu cầu rất cao về cường độ làm việc, khả năng thích ứng với môi trường, khả năng bắt kịp với những thay đổi mới, liên tục, và khối lượng công việc “đồ sộ”.
Về mức lương ngành, TMĐT là một ngành còn khá mới, do đó vẫn chưa có mức lương trung bình chính xác như những ngành khác. Ngược lại, mức lương của nhân viên TMĐT sẽ phụ thuộc vào vị trí công việc, địa điểm làm việc và cả doanh nghiệp tuyển dụng.
Làm việc trong môi trường ecommerce đòi hỏi bạn phải có khả năng thích nghi nhanh, chịu áp lực tốt
Bên cạnh đó, nếu muốn tham khảo mức lương trung bình tại một số khu vực phổ biến như TPHCM, Hà Nội, Đà Nẵng, bạn có thể sử dụng tính năng Market Insights của JobHopin để tìm kiếm. Trang Market Insights này có thể cung cấp cho bạn thông tin về mức lương trung bình không chỉ của ngành TMĐT mà còn của rất nhiều ngành nghề và vị trí khác nhau.
Cơ hội việc làm nổi bật
Là ngành hot, lại đang thiếu nhân lực và có mức lương khá hấp dẫn, ecom là một mảnh đất màu mỡ trong mắt rất nhiều bạn trẻ. Tuy chưa phải rất đa dạng, cơ hội việc làm ecommerce lại rất rộng mở. Cụ thể, bạn có thể tham khảo các vị trí tuyển dụng ecommerce phổ biến như:
- Chuyên viên phân tích, đánh giá phát triển
- Chuyên viên quản trị, xây dựng hệ thống giao dịch thương mại và kinh doanh trực tuyến
- Chuyên viên quản lý và duy trì hiệu suất hoạt động
- Chuyên viên lập dự án, hoạch định chính sách phát triển hệ thống
- Nhân viên chăm sóc khách hàng, nhân viên nhập liệu, nhân viên SEO và content, nhân viên Marketing online,…
- Tư vấn viên thương mại và quản trị doanh nghiệp điện tử
- Nhà nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ, phát triển hệ thống bảo mật thông tin
- Giảng viên ngành Thương mại điện tử tại các trường đại học
Ứng viên cần chuẩn bị gì khi tìm kiếm các cơ hội việc làm ecommerce?
Trong một doanh nghiệp, bất kể ngành hay lĩnh vực nào, sẽ luôn tồn tại những vị trí giống nhau. Đó là các vị trí mang tính “truyền thống” khá cao, chẳng hạn như kế toán, admin, nhân sự, quản lý kho,… Đối với những vị trí này, bạn cần có kiến thức và kỹ năng nghiệp vụ tốt, cũng như khả năng giao tiếp ổn định là được.
Kiến thức, kỹ năng mềm tốt là yếu tố bắt buộc
Bên cạnh đó, có một số vị trí yêu cầu giao tiếp nhiều, thích ứng nhanh, thậm chí là cần “nhạy số”, có đầu óc phân tích và tính logic cao, chẳng hạn như chiến lược khách hàng, online marketing, phân tích dữ liệu,…
Thương mại điện tử vẫn còn là một ngành mới và nhiều triển vọng trên thị trường việc làm. Hi vọng bài viết trên đã giúp bạn có cái nhìn rõ hơn về ngành TMĐT cũng như những cơ hội việc làm ecommerce, từ đó có sự chuẩn bị cho công việc tương lai của mình.
Tìm kiếm cơ hội dành cho bạn trong ngành ecommerce? Truy cập ngay trang ecommerce tuyển dụng trên JobHopin! Đừng quên theo dõi thêm trang fanpage JobHopin để cập nhật những tin tức mới nhất về các sự kiện ngành nhân sự và công nghệ nhé!