talent-acquisition-thumb

Talent acquisition là một cụm từ không mấy xa lạ hiện nay, đặc biệt là đối với những ai có mong muốn hoặc đang làm việc trong lĩnh vực nhân sự, tuyển dụng. Và dẫu cho có những điểm khác biệt nhất định Talent acquisition (TA) thường được sử dụng nhầm lẫn với recruiter.

Vậy, Talent acquisition thực sự được định nghĩa như thế nào, có khác biệt gì so với nhân viên recruitment truyền thống? Hãy cùng JobHopin tìm hiểu qua bài viết sau nhé!

Bài viết liên quan:

talent-acquisition-khac-gi-so-voi-recruiter

Talent acquisition khác gì so với recruiter?

Talent acquisition là gì?

Talent acquisition, tiếng Việt dịch là thu hút tài năng, được dùng để chỉ quá trình tuyển dụng liên tục, gồm các bước: xác định yêu cầu, xây dựng mối quan hệ với ứng viên, tuyển chọn nhân lực phù hợp.

Khác với recruitment, talent acquisition là hoạt động lâu dài và mang tính chiến lược, đòi hỏi người làm nhân sự phải có kế hoạch dài hạn.

Talent acquisition khác gì với recruitment?

Về cơ bản, cả talent acquisition và recruiter đều là những vị trí làm tuyển dụng. Điểm khác biệt rõ ràng nhất của 2 vị trí này chính là mục tiêu ‘ngắn hạn và dài hạn’. Thay vì phải có một kế hoạch tỉ mỉ, hoàn chỉnh, recruiter thường được sử dụng trong những trường hợp cần tuyển dụng gấp.

recruiter-la-tuyen-dung-ngan-han-talent-acquisition-lai-thien-ve-dai-han

Recruiter là tuyển dụng ngắn hạn, talent acquisition lại thiên về dài hạn

Điểm khác biệt tiếp theo là về tính chất của chiến lược tuyển dụng. Recruiter sẽ xây dựng một quy trình tuyển dụng tuyến tính, tức là tuyển hết nhân sự này đến nhân sự khác. Trong khi đó, Talent acquisition sẽ phải xây dựng một quy trình tuyển dụng mang tính tuần hoàn. TA phải dự đoán được vòng đời nhân viên, tìm ra phương án tuyển dụng phù hợp nếu chẳng may có nhân viên nghỉ việc. Đồng thời, TA còn phải có khả năng lên kế hoạch nhằm mở rộng mạng lưới ứng viên cho doanh nghiệp.

Khi làm việc, recruiter sẽ thiên về tuyển dụng đơn thuần, tức là chỉ cần screen CV, chọn lọc thông tin và so sánh với yêu cầu công việc, từ đó lựa chọn ứng viên phù hợp. Trong khi đó, để làm được vị trí Talent acquisition, bạn còn phải có khả năng phân tích, dự đoán xu hướng của thị trường nhân sự, từ đó đưa ra kế hoạch tuyển dụng phù hợp.

Công việc của một Talent acquisition specialist

Công việc của một Talent acquisition specialist sẽ bao gồm các đầu việc sau:

  • Xây dựng & hoạch định chiến lược
  • Xác định tiêu chí tuyển dụng, kiểm tra, giám sát quy trình tuyển dụng
  • Dự báo tình hình phát triển của nhân lực trong nội bộ ngành mình đang làm
  • Phân chia và sử dụng nguồn nhân lực hiệu quả
  • Hỗ trợ xây dựng thương hiệu nhà tuyển dụng

ngoai-tuyen-dung-talent-acquisition-con-phai-len-ke-hoach-su-dung-nguon-nhan-luc-va-ho-tro-lam-employer-branding

Ngoài tuyển dụng, Talent acquisition còn phải lên kế hoạch sử dụng nguồn nhân lực và hỗ trợ làm employer branding

Người làm TA cần có những kỹ năng nào?

Sau khi tìm hiểu qua những thông tin trên, nếu bạn có hứng thú muốn trở thành Talent acquisition specialist hoặc mong muốn tìm hiểu nhiều hơn về vị trí này, thì dưới đây là những kỹ năng cần thiết cho một TA.

  • Kỹ năng lên kế hoạch: như đã đề cập kha khá trong các phần trên, người làm Talent acquisition khác biệt nhất so với Recruiter chính là ở khả năng lên được một kế hoạch chỉn chu, dài hạn phù hợp với nhu cầu sử dụng của doanh nghiệp. Là một TA specialist, bạn cần có khả năng xây dựng một kế hoạch khả thi để tìm kiếm, tuyển dụng và quản lý dữ liệu ứng viên, đồng thời xây được một phễu data ứng viên hữu dụng cho doanh nghiệp.
  • Kiến thức và kỹ năng về xây dựng thương hiệu: Thương hiệu tuyển dụng được ‘marketing tốt’ sẽ thu về nhiều lợi thế hơn so với những thương hiệu không làm employer branding. Vì thế, để thu hút ứng viên,, người làm talent acquisition phải biết cách quảng bá thương hiệu doanh nghiệp .
  • Có hiểu biết nhất định về lực lượng nhân sự ngành: Không chỉ phải nắm được cách tuyển dụng một ứng viên, người làm Talent acquisition còn phải có sự hiểu biết nhất định về nhân lực của ngành mình đang làm, cũng như đặc thù của từng vị trí khác nhau. Chỉ có như vậy, bạn mới có thể sử dụng nguồn lực một cách phù hợp, từ đó mang lại lợi ích cho doanh nghiệp.
  • Khả năng logic, phân tích dữ liệu: Chúng ta đang sống trong thời đại số, thời đại mà ‘không có dữ liệu thì không là gì cả’. Vì vậy, việc đọc hiểu và phân tích dữ liệu trở thành một kỹ năng gần như bắt buộc đối với tất cả các vị trí, và TA cũng không phải là ngoại lệ.
  • Giao tiếp với ứng viên: Kỹ năng cơ bản và thiết yếu của bất kỳ ai làm tuyển dụng. Chỉ khi giao tiếp với ứng viên, bạn mới hiểu được nhu cầu, mong muốn của họ, từ đó xây dựng được mối quan hệ lâu dài với ứng viên của mình, để nuôi dưỡng nguồn dữ liệu ứng viên hữu ích cho sau này.

de-lam-duoc-mot-ta-gioi-ban-can-trau-doi-kha-kha-ky-nang-can-thiet

Để làm được một TA giỏi, bạn cần trau dồi “kha khá” kỹ năng cần thiết

Mặc dù mỗi doanh nghiệp, tổ chức có cách khác nhau để thu hút và tuyển dụng nhân tài, Talent acquisition vẫn là một vị trí không thể thiếu, và thậm chí còn đóng vai trò như một mắt xích quan trọng trong sự phát triển của văn hóa và thương hiệu nhà tuyển dụng.

Hi vọng rằng bài viết trên đây của JobHopin đã giúp bạn hiểu rõ hơn về vị trí Talent acquisition, cũng như phân biệt được sự khác biệt giữa Talent acquisition và Recruiter. Đừng quên theo dõi blog của chúng tôi thường xuyên để cập nhật những tin tức mới nhất về tips tìm việc và tuyển dụng nhé!

Bạn có nhu cầu tìm kiếm việc làm Talent acquisition? JobHopin có rất nhiều lựa chọn cho bạn!