Doanh nghiệp thời Covid-19: Linh hoạt để tồn tại

Hiện tại, ưu tiên hàng đầu của hầu hết các doanh nghiệp là thích ứng với những biến chuyển khó lường của dịch Covid-19. Một số công ty tập trung hoạch định chiến lược xử lý khủng hoảng, trong khi số khác chuyển sang hoạt động online. Chìa khóa để đối mặt với Covid-19 ở đây chính là tính linh hoạt của doanh nghiệp. 

Bài viết liên quan:

Covid-19 mang lại những ảnh hưởng không nhỏ đến “sự tồn vong” của nhiều doanh nghiệp

Giải nghĩa “tính linh hoạt”

Tính linh hoạt của doanh nghiệp là khả năng nhạy bén thích nghi với những thay đổi, tác động ngoại cảnh (như biến động trong thị trường, đối thủ), cũng như tác động nội lực (như vấn đề trong tổ chức doanh nghiệp). Một doanh nghiệp được cho là linh hoạt nếu họ sở hữu những đặc tính sau: 

  • Lấy khách hàng làm trọng tâm: Các sản phẩm và dịch vụ luôn được thay đổi để phục vụ khách hàng một cách tốt nhất. Hơn thế, mô hình hoạt động và cấu trúc doanh nghiệp của công ty cũng được cải tiến để phù hợp với nhu cầu. 
  • Bộ máy ăn ý: Các phòng ban trong công ty biết cách phối hợp trơn tru với nhau trong việc giải quyết, đáp ứng với thay đổi và khủng hoảng. Để đạt được điều đó, doanh nghiệp cần có quy trình làm việc khoa học với trách nhiệm và đầu việc được phân chia rõ ràng giữa từng nhóm. 
  • Tinh thần học hỏi: “Thất bại là mẹ thành công”, cũng là một phần không thể thiếu trong quá trình học hỏi và trưởng thành. 

Thời đại thay đổi, doanh nghiệp cần thích nghi linh hoạt để tồn tại

Covid-19 là một cuộc khủng hoảng về kinh tế, xã hội toàn cầu với tổng thiệt hại ước tính khoảng 1 nghìn tỷ USD. Để giảm thiểu con số đó, doanh nghiệp đã và đang tăng tốc trong việc thực thi biện pháp phòng và chống dịch. Ngay khi Covid-19 bùng nổ, các công ty nhanh chóng bảo toàn lực lượng nhân viên, cũng như đưa ra các quyết định tức thời để đối phó. Trong thời kỳ mà tốc độ là ưu tiên hàng đầu, doanh nghiệp phải liên tục phán đoán và đưa ra lựa chọn sớm nhất để đảm bảo đáp ứng ba tiêu chí: mong muốn của nhân viên, nhu cầu của khách hàng, và yêu cầu của thị trường. 

Nhân viên cần gì trong thời kỳ đại dịch?

Sức khỏe, an toàn, và được ở cùng gia đình người thân. Đó là ba ưu tiên lớn nhất của nhân viên giữa làn sóng Covid-19, và cũng là điều các doanh nghiệp nên tập trung hỗ trợ. 

  • Lập ban quản lý khủng hoảng Covid-19
  • Thi hành chính sách phòng chống dịch bệnh
  • Cho phép work-from-home
  • Phát triển các phần mềm làm việc online

Đối với những ngành hàng đòi hỏi làm việc trực tiếp tại cơ sở, như ngành bán lẻ hay sản xuất, có thể nới rộng chính sách nghỉ phép cũng như hạn chế khách đến thăm cơ quan. Nhưng không có biện pháp nào có thể giải quyết triệt để . Covid-19 càng thiên biến vạn hóa bao nhiêu,  càng đòi hỏi các doanh nghiệp phải tốc độ bấy nhiêu.

Trong thời kỳ dịch bệnh, sự an toàn và sức khỏe là yếu tố được quan tâm hàng đầu

Thế còn khách hàng kỳ vọng điều chi? 

Nhiều công ty đã phải đóng cửa trụ sở để tuân thủ cách ly xã hội, thay vào đó, họ “số hóa” các dịch vụ để phục vụ khách hàng. Người mua có thể được hỗ trợ qua nhắn tin, gọi điện video, “chốt đơn” online và giao hàng. Nhằm tối ưu hóa trải nghiệm, một số công ty dịch vụ công nghệ đã giảm giá chi phí, hoặc miễn phí luôn sản phẩm (như Google Hangouts vào nửa đầu năm 2021) để hỗ trợ quá trình chuyển đổi số. 

Hiểu khách hàng không phải chuyện dễ dàng, và bạn cần ghi nhớ: 

  • Nghe trước, sửa sau: Hãy lắng nghe xem khách hàng có những băn khoăn gì, rồi xem thử công ty bạn có thể giúp đỡ khách hàng bằng cách nào. 
  • Tái điều phối nguồn lực: muốn gắn bó với khách hàng, bạn sẽ cần điều chỉnh một số dịch vụ hiện có, phân chia lại nguồn vốn, và thậm chí tái cơ cấu công việc của nhân viên. 
  • Thường xuyên chăm sóc mối quan hệ với khách hàng: thậm chí khi doanh nghiệp của bạn phải ngừng hoạt động, bạn vẫn phải tìm cách giữ liên lạc với khách hàng. Điều này sẽ giúp bạn giữ hình ảnh thương hiệu, cũng như tiếp lửa cho khách hàng quay lại khi doanh nghiệp hoạt động trở lại. 

Làm thế nào để tồn tại giữa cuộc khủng hoảng kinh tế? 

Rất nhiều doanh nghiệp trong các địa hạt như du lịch, khách sạn, hay giải trí, đã bị đẩy đến bước đường cùng trong thời buổi Covid-19, dẫn đến cắt giảm biên chế, hay hạ bậc chất lượng sản xuất để sinh tồn. Những biện pháp ngắn hạn trên rất có khả năng gây thiệt hại về hình ảnh và doanh thu khi chạy đường dài. 

Cắt giảm nhân sự, giảm lương,… là các chiến lược “tạm thời” mà doanh nghiệp áp dụng để tồn tại trong thời Covid-19

Trong tương lai, thị trường sẽ chuyển mình như thế nào? Thị hiếu khách hàng sẽ thay đổi ra sao? Những sản phẩm, dịch vụ hiện tại có còn phù hợp hay không? Doanh nghiệp cần phải lên kế hoạch thay đổi về phương diện nào? Những câu hỏi trên không hề có một đáp án nào chắc chắn, thế nên, doanh nghiệp nào cũng cần phải trang bị cho mình sự linh hoạt để đánh giá toàn bộ tình hình, thông tin và đưa ra phương án phù hợp nhất. 

  • Chủ động trong việc ứng phó với Covid-19. Nhớ rằng, Covid-19 là một thử thách, không phải là một mối đe dọa, và bạn cần đưa ra hướng tiếp cận vấn đề này. Hãy tìm điểm giao giữa củng cố và phát triển, thay đổi sản phẩm của mình, lắng nghe khách hàng, và thử nghiệm những phương pháp mới. 
  • Nâng cao tinh thần cạnh tranh với đối thủ. Họ đang làm gì thì mình hãy tìm cách vượt lên. Giữ lửa cho thương hiệu, khách hàng sẽ ấn tượng với bạn, và doanh nghiệp của bạn sẽ có thể chạy đường dài. 
  • Kiên cường chống chọi, vì Covid-19 cũng chỉ là một trong rất nhiều những gian nan mà doanh nghiệp sẽ phải trải qua xuyên suốt chặng đường hoạt động. Hãy linh hoạt, tốc độ, và bất khuất, và bạn sẽ vượt qua được thử thách một cách an toàn. 

Hi vọng rằng thông qua bài viết trên đây, bạn đã có cái nhìn toàn cảnh hơn về bức tranh chung của các doanh nghiệp trong thời kỳ dịch bệnh. Và dù đại dịch đã gây ra những tổn thất nặng nề, Jobhopin mong rằng mỗi một doanh nghiệp đều có thể đứng vững và vượt qua thời kỳ khó khăn, dù phải thay đổi đến mức nào để thích nghi.

Đừng quên theo dõi Fanpageblog của Jobhopin để cập nhật những thông tin mới nhất nhé!

Phỏng dịch từ workable.com

JobHopin Team