career-path-la-gi-xay-dung-career-path

Khi còn nhỏ, hầu hết chúng ta được hỏi “Em/con muốn trở thành ai trong tương lai?” như thể đã có một mục tiêu nghề nghiệp và sẽ làm nó suốt đời. Thật không may, điều này có một chút phức tạp khi trưởng thành. Không giống thế hệ trước, nhiều người gắn bó với một công việc đến khi nghỉ hưu, chúng ta giờ đây có nhiều hơn 1 sự lựa chọn nghề nghiệp. Bạn được khuyến khích tìm kiếm Career Path cho riêng mình và tự do theo đuổi nó. Điều này dễ mà không dễ vì nếu định hướng sai và xây dựng Career Path không phù hợp thì còn lâu bạn mới chạm đến thành công.

Vậy làm thế nào để tìm được Career Path của riêng mình, dưới đây là những gợi ý từ JobHopin. Trước tiên, hãy bắt đầu với…

Định nghĩa Career Path là gì?

Career Path trong tiếng Việt có nghĩa là Con đường sự nghiệp. Thông thường, chúng ta vẫn thường mặc định sự nghiệp chính là công việc hiện tại. Điều này đúng nhưng chưa đủ, vì Career Path hàm ý lớn hơn thế. Đó là lộ trình bạn vẽ ra có điểm xuất phát và kết thúc rõ ràng, điểm kết thúc nên ở vị trí và vai trò cao nhất trong lĩnh vực, ngành nghề bạn theo đuổi. Và dĩ nhiên bạn cần một thời gian dài để thực hiện điều đó.

career-path-which-way-for-me

Xác định Career Path là việc quan trọng để giúp phát triển sự nghiệp đúng hướng và thành công nhanh hơn

Các chuyên gia nhân sự đồng quan điểm rằng, để có được thành công trong sự nghiệp như mong muốn, bạn cần lựa chọn có ý thức và nỗ lực rất nhiều, nếu không tất cả những gì bạn đang làm chỉ là “vỏ bọc” của công việc tức thời, chưa thể khẳng định nó là sự nghiệp cả đời.

Vì sao bạn cần đến Career Path?

Những thay đổi của thời đại mới cho phép bạn tiếp nhận nguồn thông tin dễ dàng, có nhiều hơn một sự lựa chọn. Do đó, không lý gì chúng ta bỏ qua việc xây dựng Career Path của chính mình khi mà nó có thể giúp bạn:

  • Có mục đích, mục tiêu để theo đuổi: Thử nghĩ mà xem, cuộc sống sẽ nhàm chán như thế nào nếu mỗi ngày thức dậy bạn không có gì để làm, điều gì để cố gắng. Việc xây dựng lộ trình Career Path giúp bạn biết ngày hôm nay bạn cần đạt được những gì và ngày mai nên làm việc gì trước tiên.
  • Làm việc hiệu quả và tiến xa nhanh hơn: Với những mục tiêu đã đặt ra, bạn sẽ không ngừng cố gắng để làm việc để sớm chạm đích. Tuy nhiên, không nên vì bất cứ giá nào mà đi “đường tắt”. JobHopin khuyên bạn nên thực hiện theo lộ trình và sử dụng hỗ trợ của bên thứ ba (nhân lực, công nghệ, tiêu chí đánh giá…).

Xét ở khía cạnh nhà tuyển dụng, việc sở hữu một Career Path rõ ràng, cụ thể giúp nhà tuyển dụng đánh giá một ứng viên. Một chuyên gia Nhân sự với hơn 10 năm kinh nghiệm từng chia sẻ: “Tôi đánh giá cao những ứng viên có thể nói cho tôi nghe Career Path của họ rõ ràng vì điều đó cho tôi thấy họ có sự tôn trọng với công việc đang ứng tuyển, những gì họ sẽ làm hướng đến một mục đích bao giờ cũng quan trọng. Sau đó, tôi mới xét tới các yếu tố khác như tính cách, sở trường hay sở đoản”.

 chinh-phuc-career-path

Không nói quá nhưng hầu hết Nhà tuyển dụng đánh giá ứng viên thông qua Career Path của người đó và quyết định tuyển hay không

Cách xây dựng Career Path chuẩn và nhanh nhất

1. Nghĩ về điều bạn thích và muốn làm

Có thể bạn không thấy nhiệt huyết về bất cứ nghề nghiệp nào đặc biệt, hoặc dành sự yêu thích cho rất nhiều lĩnh vực và không thể lựa chọn. Vậy thì, lời khuyên cho bạn, hãy dành thời gian nghĩ về những kỹ năng năng đang sở hữu. “Không cần làm việc mình thích, hãy bắt đầu với điều mình có thể”.

2. Làm bài kiểm tra

Giờ đây, không khó để tìm thấy các bài test đo lường mức độ phù hợp sở thích bản thân với công việc cụ thể. Thông qua các bài kiểm tra bạn sẽ có cho mình các lựa công việc phù hợp, từ đó chọn lựa trải nghiệm công việc và dần khám phá ra Career Path của mình.

bai-trac-nghiem-career-path

Các bài kiểm tra tính cách và nghề nghiệp phù hợp sẽ giúp ứng viên có thêm cơ sở trước mỗi quyết định làm hay không làm

Trắc nghiệm tính cách MBTI là một trong số những bài trắc nghiệm tâm lý phổ biến hiện nay giúp bạn đánh giá bản thân tốt hơn từ đó chọn được công việc phù hợp hơn.

3. Thử là thực tập sinh

Trở thành thực tập sinh là một cách hay để bạn có thể trải nghiệm và có cơ hội tiếp xúc với công việc, môi trường làm việc hoàn hảo. Điều này chắc hẳn không quá khó với những ai còn là sinh viên hoặc người mới ra trường vì hiện tại các công ty khá cởi mở trong việc tuyển nhóm đối tượng này làm parttime hoặc cộng tác viên.

Nói là công việc thực tập sinh nhưng đừng vội đánh giá thấp lợi ích của vị trí này vì nếu đủ “khéo léo” bạn hoàn toàn có thể xây dựng các mối quan hệ cho mình. Đừng chỉ mường tượng về thực tập sinh với vai trò bưng trà rót nước, nếu chọn đúng doanh nghiệp để thực tập như Google chẳng hạn, bạn có thể được giao những công việc thực sự và bảo đảm về chất lượng đầu ra.

4. Tìm cho mình một Mentor (người hướng dẫn)

Một Mentor giỏi sẽ giúp bạn khá nhiều trong việc hướng dẫn các bước tiếp theo cần làm gì để đạt được mục tiêu, họ cũng sẽ giúp bạn khám phá insight (sự thật ngầm hiểu) để chắc rằng con đường mình chọn là chính xác.

5. Tìm hiểu những công việc “khác thường”

Những công việc thường thấy như bác sĩ, luật sư, giáo viên, IT, cảnh sát… nếu bạn không hứng thú hay có động lực để ứng tuyển, sao không tìm thử một hướng khác – những công việc không quá phổ biến nhưng khởi phát từ sở thích của bản thân. Đó có thể là kinh doanh online đồ handmade lưu niệm hay bạn yêu việc đan móc len có thể mở lớp học dạy ngoài giờ chẳng hạn.

6. Hỏi ý kiến người trong nghề

Chưa đủ dữ liệu để quyết định có thể là nguyên nhân khiến bạn chần chừ và gặp trở ngại trong việc tìm kiếm và xây dựng Career Path. Hãy thử hỏi ý kiến của những người xung quanh như gia đình, bạn bè hoặc thầy cô của bạn. Nếu đó là người đang làm việc trong lĩnh vực bạn dự định theo đuổi thì càng tốt. Không lời khuyên nào hữu ích bằng việc một người đang làm việc kể cho bạn nghe những ưu điểm và nhược điểm của ngành nghề đó. Từ đó, đối chiếu với tính cách sở thích bản thân để quyết định: “Liệu công việc này có hợp với mình chưa hay sẽ sớm từ bỏ nếu chọn nó?”

7. Xây dựng kế hoạch nghề nghiệp

Sau cùng, khi đã quyết định công việc định theo đuổi, hãy có cho mình một bản kế hoạch, không cần quá chi tiết nhưng ít nhất vẽ được lộ trình bạn đi từ 1 – 2 năm tới và cụ thể công việc bạn có thể làm để tiến gần hơn với mục tiêu.

xay-dung-ke-hoach-nghe-nghiep-rieng-cho-ban-than

Chẳng hạn, bạn muốn trở thành nhà văn, hãy bắt đầu với công việc của một editor (Biên tập viên). Hoặc bạn muốn trở thành chủ nhà hàng thì ít nhất nên học cách quản lý con người, thực tập tại các nhà hàng xem cách họ vận hành tổ chức như thế nào…

Xem thêm cách xây dựng Career Path theo từng ngành nghề:

Bạn thuộc ngành nghề nào? Hãy lựa chọn, xây dựng lộ trình sự nghiệp cho riêng mình và tìm kiếm công việc trong mơ tại JobHopin ngay nhé!

JopHopin Team