Nhân tài IT mong muốn điều gì khi đi làm?

Nổi tiếng là thị trường cạnh tranh bậc nhất, giữ chân nhân tài IT là chuyện muôn thuở của người làm tuyển dụng. Một nhân IT sự rời đi có thể không tạo ra cơn địa chấn nào cho doanh nghiệp, nhưng bạn hãy chuẩn bị đối mặt với vấn đề giảm năng suất làm việc cục bộ trong lúc tìm kiếm người mới.

Gần đây nhất, một khảo sát của TalentLMS công bố kết quả bất ngờ về xu hướng bỏ việc của hơn 1,200 nhân sự IT tại Mỹ. Khảo sát này cho biết, gần ¾ (72%) nhân viên IT đang có ý định nghỉ việc trong năm tới. Con số này được đánh giá là cao hơn nhiều so với 55% lực lượng lao động tổng thể tại quốc gia này.

Đây là dấu hiệu cho thấy nhà tuyển dụng cần nghiêm túc xem xét tại sao nhân sự của mình lại nghĩ đến việc rời đi và điều gì sẽ khiến họ tiếp tục gắn bó. Mối bận tâm lớn nhất của người làm HR bây giờ không chỉ xoay quanh câu chuyện sàng lọc được bao nhiêu CV/ngày, hay liên hệ được với bao nhiêu ứng viên mới,…Mà họ đã có chiến lược đầu tư nhân sự thế nào để những người tài giỏi nhất không rời đi hay chưa?

 

Phải giữ chân nhân tài lâu năm bằng mọi giá

Nhân viên IT càng gắn bó công ty lâu năm, hiểu biết của họ về văn hóa và key objective (mục tiêu) của bạn càng rõ ràng hơn. Do đó, việc đầu tư cho họ là một quyết định đầu tư mang đến hiệu quả và lợi ích dài hạn vì giảm được chi phí lẫn thời gian so với việc tuyển mới.

nhân tài it

Vốn dĩ, thị trường nhân tài IT đã đầy rẫy sự cạnh tranh nên việc bạn luôn cập nhật thông tin và đặt ra những tiêu chuẩn hợp lý khi thực thi chính sách giữ chân nhân viên của mình là điều kiện cần. Người viết cũng biết thật nhàm chán khi cứ mãi nhắc về Covid-19 và những ảnh hưởng của nó đến nhân loại, nhưng hãy lấy ví dụ về đại dịch này lần nữa nhé. 

Theo quan sát từ góc nhìn của người viết, các bạn nhân viên IT thường là những người khá hướng nội và tính chất công việc ngành này cũng không yêu cầu gặp gỡ khách hàng thường xuyên. Trong khoảng thời gian giãn cách dài hạn suốt 4 tháng tại TP.HCM, nhiều người bạn làm IT của tôi chia sẻ họ cảm thấy làm việc ở nhà thoải mái và hiệu quả hơn. Nhiều trong số đó cũng bắt đầu chuyển hẳn sang làm remote sau đợt giãn cách. 

Thực chất, ngay sau giãn cách với thói quen làm việc work-from-home đã hình thành, các công ty nên ít nhất có một chính sách làm việc mới cho không những dân IT, mà là tất cả các phòng ban trong tổ chức thay vì một chính sách cầm chừng.

Số liệu từ Dice* trên 1000 nhân sự IT cho kết quả chỉ 17% người trong nhóm này thích được làm việc full-time tại văn phòng. Tuy nhiên, cũng không hẳn là họ thích ở nhà hoàn toàn, vì so với khảo sát năm 2020, số lượng người muốn làm remote giảm từ 41% xuống còn 29%. Thích ứng với insight này, người làm nhân sự có thể tinh chỉnh chính sách để tạo ra một văn phòng hybrid hơn, chẳng hạn.

Hãy tạo cơ hội va chạm thử thách

Chẳng phải nhân tài IT vốn dĩ là những chuyên gia phát triển và giải quyết sao? Bản chất họ luôn thích những bài toán khó. Tạo một môi trường làm việc có áp lực vừa phải để thôi thúc bản năng này để họ luôn có hứng thú và mục đích để tiếp tục làm việc tại công ty.

Đặc biệt chú trọng vào văn hóa

Thu hút nhân tài mới là một chuyện. Tạo ra một môi trường để họ thoải mái làm việc và phát triển là một chuyện khác. Xây dựng văn hóa công sở phù hợp với những người là một phần của nó rất quan trọng. Nhất là khi nguồn lực nhân tài trong 5 năm tới đa phần là Gen Z, một thế hệ với quan điểm xã hội mạnh mẽ và cứng rắn. Hầu hết những nhân tài thuộc thế hệ này sẵn sàng đổi việc nếu môi trường làm việc độc hại hoặc không có những đãi ngộ thức thời.

JobHopin Team