marketing

Ngành nghề Marketing không còn là thuật ngữ xa lạ đối với mọi người trong bất kỳ tổ chức doanh nghiệp nào. Và nó dần trở thành một trong những ngành nghề được các bạn trẻ tràn đầy sáng tạo cũng như nhiệt huyết theo đuổi. Tuy nhiên nhiều người lại nhầm lẫn thuật ngữ này với “Quảng cáo” hay là “Tiếp thị”. Vậy thực chất ngành nghề Marketing là gì?

Marketing là gì?

Theo Hiệp hội Marketing Mỹ (American Marketing Association, AMA) giải thích rằng: “Nghề Marketing là một nhiệm vụ quan trọng trong cơ cấu tổ chức và là một thao tác nghiệp vụ, một tiến trình để nhằm tạo ra, trao đổi, truyền tải các giá trị đến các khách hàng, và nhằm quản lý quan hệ khách hàng bằng những cách khác nhau để mang về lợi ích cho tổ chức và các thành viên trong hội đồng cổ đông.

Chung qui hiểu một cách đơn giản nhất thì đó là quá trình người bán mang lại lợi ích cho người mua, và nếu lợi ích này được người mua đón nhận thì người mua sẽ mang lại lợi nhuận cho người bán. Marketing không dừng lại ở 1 hoạt động nhất định mà nó là một quá trình gồm nhiều hoạt động để liên kế khách hàng với doanh nghiệp, hay sản phẩm của doanh nghiệp bao gồm cả hoạt động nghiên cứu thị trường, nghiên cứu sản phẩm, khách hàng, quảng cáo và tiếp thị…. Với mục tiêu cuối cùng là bán sản phẩm mang lại giá trị cho khách hàng và lợi nhuận cho doanh nghiệp. Do vậy mà quảng cáo, tiếp thị chỉ là 1 phần nhỏ của Marketing mà thôi.

Marketing là một lĩnh vực ngành nghề đòi hỏi những con người có đầu óc sáng tạo, linh hoạt, luôn đổi mới, ham học hỏi và cập nhật được những xu hướng về nhu cầu và thị hiếu của khách hàng,  biết nghiên cứu và phân tích thị trường. Được đánh giá là một ngành nghề có sự đào thải cao, chính vì vậy mà những người có đam mê, theo học về Marketing phải là những người có sự tự tin cao, dám đương đầu với thử thách và không ngại thất bại.

nganh-nghe-marketing

Công việc của một chuyên viên Marketing

Marketers là thuật ngữ dùng để chỉ những người làm việc trong lĩnh vực Marketing. Còn nhân viên Marketing là những người sẽ thực hiện những công việc mà phòng Marketing đề ra. Vậy thì những người làm về ngành nghề Marketing sẽ làm công việc gì? Dưới đây là một số công việc:

  • Nghiên cứu thị trường: Thị trường chính là nơi diễn ra quá trình mua bán, chính vì vậy mà việc nghiên cứu là một khâu quan trọng vô cùng để thu thập và cung cấp các thông tin, dữ liệu cần thiết cho doanh nghiệp khi tung ra sản phẩm.
  • Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh: để có thể đề ra được những phương án đối phó sự cạnh tranh sản phẩm.
  • Nghiên cứu hành vi người tiêu dùng (hay chính là nghiên cứu khách hàng và hành vi mua hàng) để có thể đưa ra được những sản phẩm tối ưu nhất. Mang lại giá trị cho khách hàng và lợi nhuận cao nhất cho doanh nghiệp
  • Lập kế hoạch quảng cáo, truyền thông: qua các phương tiện chính yếu như tạp chí, báo đài, tivi, internet…
  • Quan hệ công chúng: mang sản phẩm và doanh nghiệp đến gần hơn với khách hàng, tạo sự thân quen và niềm tin đối với sản phẩm.
  • Chăm sóc khách hàng: Là một trong những khâu không thể thiếu trong Marketing, dù sản phẩm của bạn có chất lượng đến đâu, quảng cáo truyền thông tốt đến cỡ nào thì cũng chỉ là bước khởi đầu, muốn phát triển lâu dài thì yêu tố chăm sóc khách hàng phải được ưu tiên.
  • Phân phối: đảm bảo đưa sản phẩm đến cho người tiêu dùng 1 cách nhanh chóng nhất.

Đọc thêm: Chiêu mộ tài năng Marketing: Vì sao nên tuyển 2 thay vì 1?

Cơ hội việc làm của ngành Marketing

Cho tới hiện tại Marketing là một ngành nghề không thể thiếu của tất cả các Doanh nghiệp quy mô từ nhỏ đến lớn. Bất kể lĩnh vực hoạt động kinh doanh gì cũng đều cần Marketing. Trong thời buổi công nghệ số ngày càng phát triển thì Marketing được tiếp cận và chú trọng hơn nữa. Chính vì vậy đây là ngành nghề luôn được đánh giá cao. Mở rộng cơ hội việc làm cho những học sinh, sinh viên, những người đang theo đuổi con đường và ngành nghề này. Sau khi học xong sinh viên hay người theo học có rất nhiều cơ hội làm ở các tổ chức doanh nghiệp khác nhau cũng như các công việc đa dạng của ngành Marketing. Có thể kể đến như người nghiên cứu thị trường, nhân viên quảng cáo, truyền thông, nhân viên Chăm sóc khách hàng, nhân viên bán hàng (sale), nhân viên quan hệ công chúng, ….

Vì ngành nghề Marketing là một ngành vô cùng rộng nên cơ hội việc làm cũng vô cùng nhiều. Chỉ cần có nhiệt huyết, kiên trì theo đuổi đam mê thì bạn sẽ sớm thành công trong lĩnh vực ngành nghề này.

JobHopin Team