ky-nang-kinh-doanh-jobhop

Kỹ năng kinh doanh hiệu quả luôn thay bạn khẳng định giá trị bản thân và gia tăng cơ hội nghề nghiệp tương lai. Nếu bạn đang làm việc trong lĩnh vực này và muốn rèn luyện kỹ năng kinh doanh, bài viết này dành cho bạn.

Để một công việc kinh doanh nhỏ lẻ mang tính cá nhân và tự phát nhanh chóng tiến triển thành công ty lớn và được nhiều người tin tưởng không phải là chuyện đơn giản. Có hơn phân nửa doanh nghiệp thất bại ngay từ bước khởi nghiệp đầu tiên vì thiếu đầu tư yếu tố con người và hoàn thiện kỹ năng kinh doanh.

Do đó, việc sớm rèn luyện và trau dồi những kỹ năng cần thiết là cực kỳ quan trọng để giúp bạn tiến nhanh đến thành công. Cùng JobHop khám phá đó là gì trong bài viết sau bạn nhé!

  1. Đàm phán

Đàm phán là kỹ năng quan trọng trong bất cứ giao dịch nào dù trong cuộc sống hay công việc. Các cuộc đàm phán thành công sẽ được tạo nên nhờ kỹ năng “thần sầu” mà một người có được thông qua kinh nghiệm làm việc và luyện tập thường xuyên. 

Những người thường xuyên vào các buổi đàm phán như thế này được nhận định sẽ trở nên sâu sắc và nhạy cảm hơn. Họ thuyết phục khách hàng chọn mua sản phẩm hay sử dụng dịch vụ của công ty và khiến người đó tin tưởng tuyệt đối. 

ky-nang-kinh-doanh-khong-the-thieu-dam-phan-tot-jobhop

Tuy nhiên, để được vậy, bạn cần mất nhiều thời gian để hoàn thiện, biết mình nên nói gì và không nên nói gì với từng nhóm người khác nhau. Không chỉ có sự mềm mỏng mà đôi khi là sự mạnh mẽ trong lời nói để tạo nên buổi đàm phán hoàn hảo. Chìa khóa quan trọng mà nhiều chuyên gia khuyên bạn để có một cuộc thương lượng thành công là phát triển nó theo chiều hướng win-win (đôi bên cùng có lợi), cùng lúc đó bạn phải xác định kết quả tốt nhất mình muốn là gì.

  1. Ủy quyền

Ủy quyền là hành động thể hiện sự tin tưởng và gắn trách nhiệm công việc lên một người nào đó. Người này sẽ thay bạn làm những công việc mà bạn không thể hoặc không có thời gian để làm. Và dĩ nhiên, kết quả tốt nhất bạn muốn nhận được từ người này. 

Việc ủy quyền nghe có vẻ nhẹ nhàng nhưng thực chất là bạn giao quyền hạn và chấp nhận rủi ro có thể xảy ra khi một ai đó làm thay mình. Tuy nhiên, nếu bạn ở vị trí cao thì nên học cách chấp nhận điều này. 

  1. Kỹ năng xây dựng nhóm

Xây dựng và làm việc cùng nhóm là kỹ năng cần thiết tiếp theo trong danh sách những điều cần có. Các hoạt động nhóm sẽ giúp kích thích sự sáng tạo và đem đến những giải pháp tốt nhất hơn làm việc đơn lẻ. Một nhóm mạnh sẽ đưa tất cả cùng tiến về phía trước nhanh và đồng đều.

Điều bạn cần tập trung ở đây là làm sao xây dựng nhóm viên cùng có suy nghĩ và hành động giống bạn. Làm việc nhóm đôi khi cũng sẽ có những vấn đề bất đồng quan điểm dẫn đến tranh cãi. Tuy nhiên, đừng quá lo lắng vì đầy là điều dễ hiểu và việc của bạn là dung hoà những điều này.

  1. Xây dựng chiến lược

Một khi bạn chọn công việc kinh doanh, chắc hẳn không thể bỏ qua bước quan trọng này. Nó thường sẽ là các công việc xác định đối tượng mục tiêu, tìm hiểu khách hàng của bạn cần và thích gì. Từ đó đưa ra các kế hoạch chinh phục với nguồn vốn được phân bổ hợp lý. 

Ngoài ra, bạn còn phải biết tầm nhìn của doanh nghiệp mình như thế nào, trong vòng 3 đến 5 năm tới, định hướng công ty sẽ như thế nào. Ngay cả khi bạn không là người nắm quyền lực chính thì việc biết được hướng đi sẽ tốt cho con đường sự nghiệp của bạn. Đánh giá liệu nó còn phù hợp hay không?

  1. Lãnh đạo

Tố chất lãnh đạo với một số người là sự tự nhiên, một số khác là do kinh nghiệm mà có. Làm thế nào để bạn có được điều này? Trước hết bạn cần hiểu và xác định mình là kiểu lãnh đạo như thế nào. Đó có thể là kiểu mềm dẻo, ngọt ngào hay cương trực, cứng rắn. Tuỳ vào cá tính của mình mà hình thành một phong thái lãnh đạo riêng. Tuy nhiên, nếu kết hợp được hai điều nói trên thì sẽ đem đến một lợi thế vô cùng lớn.

  1. Giao tiếp tốt

Đây cũng là kỹ năng được JobHop nhắc đến rất nhiều trong các bài viết về kỹ năng. Giao tiếp tốt được đánh giá là kỹ năng cần có để bạn trò chuyện và làm việc cùng những người khác. Công việc kinh doanh là công việc của tập thể và sự liên kết. Bạn không thể tự mình hoàn thành nếu không có sự giúp đỡ của người khác. Đó chính là lý do JobHop khuyên bạn nên tập cho mình kỹ năng này ngay từ bây giờ để có thêm nhiều mối quan hệ tốt trong công việc và cuộc sống.

giao-tiep-tot-ky-nang-kinh-doanh-quan-trong

  1. Kỹ năng marketing

Marketing chắc hẳn là kỹ năng tiếp theo không thể nhắc đến trong top những kỹ năng kinh doanh mà JobHop muốn giới thiệu với bạn trong bài viết này. Đó sẽ bao gồm: khả năng phân tích số liệu, định giá, thông thạo các kênh bán hàng truyền thông, hoạch định đầu tư… 

Một người kinh doanh giỏi nhất định phải biết chút ít thậm chí giỏi về marketing để giúp sản phẩm, dịch vụ nhanh chóng được nhiều người biết đến. Thông qua khả năng phân tích thị trường, xu hướng người làm marketing biết được khách hàng của họ cần gì và tạo ra được sản phẩm dẫn đầu. 

Đó là chưa kể, chính nhu cầu thị trường cao mà Marketing hiện tại đang là một trong số những ngành hot nhất hiện nay. 

  1. Quản lý tài chính

Một trong số những sai lầm mà nhiều nhà khởi nghiệp gặp phải chính là khả năng quản lý tài chính yếu kém. Họ thường tập trung vào phát triển tốt sản phẩm mà quên mất rằng việc cân nhắc bài bài toán tiền tệ quan trọng không kém.

Bạn có thể tham gia các khoá học tài chính để có thêm kiến thức cho lĩnh vực này hoặc thuê các nhóm làm cho mình. Quan trọng nhất vẫn là cân đối được dòng tiền lợi nhuận từ doanh thu và chi phí. Bạn hãy thử tìm đọc các báo cáo tài chính để biết được cách họ phân chia và quản lý nguồn tiền như thế nào.

quan-ly-tai-chinh-la-ky-nang-kinh-doanh-tiep-theo

  1. Quản lý thời gian

Khách hàng bận rộn và bạn cũng vậy. Việc quản lý quỹ thời gian ít ỏi một ngày là việc bạn cần ưu tiên. Nhiều người trong chúng ta thường than vãn không biết làm gì mà thời gian trôi nhanh. Đó có thể là vị họ chưa sử dụng quỹ thời gian này đúng cách và hiệu quả.

JobHop khuyên bạn nên tìm hiểu và chọn cho mình thời gian làm việc phù hợp cũng như thử các phương pháp tập trung khi làm việc để có kết quả tốt hơn. Không khó để bạn tìm thấy các phương pháp này thông qua internet hoặc thường xuyên ghé thăm blog của JobHop để cập nhật các thông tin hữu ích này.

  1. Phân tích và nhận định

Môi trường làm việc vốn phức tạp cùng với đó là những thay đổi liên tục mỗi ngày. Do đó, bạn cần một “cái đầu lạnh” để tập trung vào mọi thứ tốt hơn. Đừng bỏ quên kỹ năng phân tích và nhận định vấn đề từ môi trường xung quanh mình. 

Hãy từ từ tiếp cận tình hình kinh doanh của công ty, thông qua đó phân tích điểm tốt và chưa tốt hiện tại của bộ máy bạn đang làm việc. Từ đó, tìm ra các giá trị cần thay đổi hoặc theo đuổi để có thể hiểu rõ và giới thiệu nó đến mọi người tốt hơn dù bạn làm ở bất cứ phòng ban nào. Để biết được công ty đó có tốt hay không, bạn có thể bắt đầu từ việc xem xét thu nhập, đánh giá dữ liệu cần thiết được công ty công khai trên thị trường trước đó.

Các công việc dành cho nhân viên kinh doanh tại JobHop bạn có thể ứng tuyển ngay hôm nay.