Nhân tài nghỉ việc, lỗi tại ai?

Rất khó để định lượng tổn thất của doanh nghiệp khi nhân viên giỏi nghỉ việc, nhưng về lâu dài điều đó sẽ gây nên những hậu quả nghiêm trọng. Thật buồn khi nhân viên giỏi nghỉ việc vì doanh nghiệp của bạn đã đầu tư rất nhiều vào nhân viên: sự quan tâm, các khóa đào tạo, các khoản hoa hồng. Hầu hết các khoản đầu tư của bạn không thể đo lường được, đó là lý do tại sao mất một nhân viên giỏi là một điều đáng tiếc đối với tổ chức của bạn.

Khi nhân viên nghỉ việc, bạn mất các mối quan hệ mà trong quá trình làm việc nhân viên đó đã xây dựng và phát triển thành công: khách hàng và nhà cung cấp, bạn mất đi kiến ​​thức mà nhân viên tích lũy được để hoàn thành tốt công việc, mất đi năng lượng và sự cống hiến mà nhân viên mang đến.

Bạn sẽ mất nhiều thời gian để tìm kiếm nhân viên mới thay thế. Trong thời gian đó công việc của team sẽ bị kéo dài hoặc có thể ngừng hẳn cho đến khi có nhân viên mới tiếp quản.

Điều gì khiến nhân viên nghỉ việc?

Công việc không như những gì nhân viên mong đợi khi họ đến làm việc

Nhà tuyển dụng cần mô tả cẩn thận các yêu cầu của công việc và giải thích cho nhân viên tiềm năng về cách họ sẽ làm việc.

Nhân viên tiềm năng cũng cần phải xem nơi họ sẽ làm việc và gặp gỡ một số đồng nghiệp. Bạn đang cố gắng thu hút nhân viên tiềm năng với sếp, đồng nghiệp và môi trường làm việc.

Nếu bạn có một nhân viên khác có công việc tương tự, hãy sắp xếp thời gian để nhân viên tương lai đặt câu hỏi.

nhan-tai-nghi-viec
Nhân tài nghỉ việc lỗi tại ai?

Mối quan hệ của nhân viên và sếp không được suôn sẻ

Nhân viên nghỉ việc để thoát khỏi một người sếp tồi. Và, định nghĩa về người sếp tồi phụ thuộc vào những gì nhân viên cần từ sếp của mình. Đó có thể là cách quản lý, sự quan tâm, sự công nhận…mỗi nhân viên sẽ có 1 kỳ vọng khác nhau về người sếp của mình.

Nhân viên không phù hợp với yêu cầu công việc.

Bạn dành thời gian và nguồn lực để tìm và thuê một người thông minh, tài năng, có kinh nghiệm, nhưng bạn cũng cần đảm bảo công việc ấy phù hợp với nhân viên của bạn. Nếu không hợp, bạn cần tìm 1 công việc và vị trí khác phù hợp hơn trong công ty để luân chuyển trước khi nhân viên ấy rời đi. Hãy cho nhân viên ấy biết rằng bạn đang tìm kiếm một vị trí khác phù hợp hơn.

Nhân viên nghỉ việc khi mức lương và phúc lợi của họ được trả thấp hơn thị trường

Nhân viên nhảy việc thường nhận được mức lương tăng trung bình 10% khi đi làm việc mới. Đặc biệt đối với các vị trí khó tìm người, bạn cần phải cạnh tranh nhiều hơn với các công ty khác để giữ được người tài.

Nhân viên có nhu cầu phát triển các kỹ năng chuyên môn

Nhân viên mong muốn cơ hội để tiếp tục phát triển và tăng kỹ năng của họ. Đặc biệt với hai thế hệ Y và X, bạn có khả năng mất nhân viên nếu họ không nhận được phản hồi hiệu suất, sự công nhận và sự chú ý thường xuyên từ sếp của mình.

Nhân viên nghỉ việc khi họ không cảm thấy đặc biệt

Nhân viên không cảm thấy họ được quan tâm đúng nghĩa, các mức khen thưởng tại công ty không rõ ràng và dường như họ không tìm thấy động lực để cố gắng khi có những nhân viên khác thể hiện kém hơn nhưng vẫn được thưởng.

nhan-vien-nghi-viec-vi-luong

Nhân viên tìm kiếm sự phát triển và cơ hội thăng tiến tiềm năng

Kết quả khảo sát về việc nhân viên mong muốn điều gì trong công việc của họ cho thấy đa phần các nhân viên ở tất cả ban ngành đều muốn được tiếp tục phát triển các kỹ năng của mình trong công việc, bạn cần đặc biệt chú ý về vấn đề này.

Thực tế cho thấy việc thiếu cơ hội thăng tiến luôn được nêu ra trong các buổi phỏng vấn thôi việc. Thiết nghĩ quản lý nên lên kế hoạch công việc cụ thể cho những nhân viên mong muốn được thăng tiến, phải cho họ thấy được cơ hội phát triển của bản thân nếu tiếp tục làm việc tại công ty bạn. Đồng thời, nên tạo lòng tin nơi nhân viên bằng cách theo sát quá trình làm việc của họ.

Nhà lãnh đạo phải cho nhân viên thấy được chiến lược phát triển đường dài của công ty đang đi. Vì nhân viên sẽ không thể làm việc tốt nếu như không hiểu rõ đường lối chiến lược của công ty và mơ hồ về công việc của mình.

Những nhân viên tìm kiếm sự phát triển luôn muốn trở thành một phần quan trọng của công ty bạn. Họ muốn đưa ra những quyết định có tác động hiệu quả tới công ty như thể họ hiểu rõ về “ngôi nhà” của mình.

Nếu muốn giữ lại nhân tài cho công ty thì bạn nên chú ý đến những yếu tố trên. Ngoài ra, bạn cũng nên theo dõi và tìm ra lý do tại sao nhân viên bạn nghỉ việc. Qua đó, bạn sẽ tìm ra “câu trả lời” và giải quyết được những khúc mắc trước khi nhân viên giỏi của bạn thôi việc.

Trên đây là tất cả mọi thứ bạn cần làm khi công ty có nhân viên nghỉ việc. Mặt khác, việc nghỉ việc của nhân viên sẽ giúp bạn kiểm tra lại quy trình giữ chân nhân tài của mình và cải thiện nó.

Nguồn ảnh: Mirko Grisendi