kinh-nghiem-lam-viec

Kinh nghiệm làm việc là cụm từ quen thuộc thường thấy trong phần yêu cầu công việc của các bài đăng tuyển dụng. Nhưng nếu bạn là sinh viên, gạch đầu dòng này chắc hẳn sẽ khiến bạn ngần ngại trước quyết định nộp đơn hay lúng túng khi phỏng vấn. Làm thế nào thuyết phục nhà tuyển dụng chọn bạn?

Xem thêm:

Với nhiều nhà tuyển dụng, kinh nghiệm là việc là phần đầu tiên trong CV ứng viên họ tìm đọc. Vì thông qua những thông tin này, họ biết được các công việc mà ứng viên đã làm trước đó, cân nhắc liệu nó có phù hợp với vị trí đang tuyển dụng.

Tuy nhiên nói như thế không có nghĩa là các sinh viên hoàn toàn mất cơ hội nhận việc vì thực tế chứng minh, hiện nay, nhiều vị trí trong doanh nghiệp đang được nắm giữ bởi những sinh viên chưa tốt nghiệp.

lam-sao-de-gay-an-tuong-voi-nha-tuyen-dung-thong-qua-kinh-nghiem-lam-viec-thoi-sinh-vien

Trước khi học cách thương lượng hiệu quả, hãy bắt đầu với:

Vì sao kinh nghiệm làm việc lại quan trọng?

Kinh nghiệm làm việc là mục không bao giờ thiếu trong CV mỗi ngày và đây được xem là phần quan trọng để nhà tuyển dụng đánh giá bạn, quyết định cho bạn một cuộc hẹn phỏng vấn. Do đó, việc ghi rõ ràng cụ thể phần này trong CV là điều không thể bỏ qua. 

Nhiều người thường tò mò về vai trò quan trọng của mục này, và câu trả lời là “Kinh nghiệm là việc của ứng viên giúp tôi hiểu được ứng viên đó từng làm công việc gì và những kỹ năng này quan trọng như thế nào ở vị trí mới. Một ứng viên có kinh nghiệm đồng nghĩa tôi không lo về khoảng kỹ năng mềm và cứng nơi công sở. Họ sẽ chủ động trong công việc và biết cách quản lý hoặc khắc phục sự cố vì có thể đã từng làm qua.” – Chia sẻ của một nhân sự viên với hơn 5 năm kinh nghiệm.

Vậy nếu bạn là sinh viên mới ra trường thì làm thế nào để lấp đầy chỗ trống mục kinh nghiệm này?

Trình bày thế mạnh của bản thân

Một khi bạn đi tìm việc với vai trò sinh viên các nhà tuyển dụng cũng không đặt quá nhiều kỳ vọng vào công việc đó. Mục đích chính của những câu hỏi khó này là để xem cách bạn ứng xử với công việc như thế nào ngay cả khi chỉ số kinh nghiệm bằng 0. 

kinh-nghiem-lam-viec

Một nhà tuyển dụng đưa ra yêu cầu về kinh nghiệm làm việc dành cho sinh viên không đồng nghĩa đó là kinh nghiệm việc làm mà nó có thể đến từ nhiều hoạt động khác. Hãy kể về các hoạt động bạn đã từng tham gia tại trường học với vị trí như thế nào, kết quả ra sao và điểm mạnh của bạn là gì.

Hiện nay, có rất nhiều câu lạc bộ chuyên ngành được thành lập trong mỗi trường đại học và nếu bạn là một phần của câu lạc bộ chuyên ngành đó hãy tận dụng điều này thông minh. Vì với kiến thức khi hoạt động trong câu lạc bộ bạn có thể thuyết phục họ chọn mình.

Tận dụng kết quả nghiên cứu khoa học

Nghiên cứu khoa học chắc hẳn là cụm từ quen thuộc của nhiều người suốt thời gian còn là sinh viên. Nếu được, bạn nên tham gia các hoạt động này vì kết quả từ đây sẽ là “bằng chứng” cho thấy kinh nghiệm và năng lực của bạn. Quá trình bạn nghiên cứu và cho ra bảng báo cáo hoàn chỉnh được xem là kinh nghiệm quý giá với sinh viên.

kinh-nghiem-lam-viec

Thể hiện sự chân thành, quyết tâm cải thiện kỹ năng

Sau cùng, yếu tố quan trọng không thể thiếu chính là thái độ tích cực của bạn trước nhà tuyển dụng. Bạn cần cho họ thấy ngay cả khi mình không giỏi ở thời điểm hiện tại nhưng điều đó sẽ không kéo dài mãi mãi. 

Khi tuyển một ứng viên là sinh viên hoặc người mới ra trường, thái độ của ứng viên sẽ là yếu tố được quan tâm nhiều hơn kinh nghiệm. Do đó, đừng quên thể hiện sự chân thành cùng quyết tâm cải thiện kỹ năng. Như thế, bạn sẽ sớm nhận được cái gật đầu đồng ý và có được cho mình công việc mong muốn.

Nhiều người trong chúng ta thường lầm tưởng về những điều lớn lao khi nhắc đến kinh nghiệm làm việc. Tuy nhiên, yêu cầu của nhà tuyển dụng không quá khắt khe như bạn vẫn nghĩ. Chỉ cần nắm được trọng tâm và ý tứ trong câu hỏi này, JobHop tin bạn sẽ vượt ải dễ dàng.

Giờ thì đừng quên ghé JobHop để tìm kiếm công việc dành cho sinh viên ngay hôm nay.