marketing là làm gì?

Trước khi đọc bài viết này thì bạn phải đồng ý rằng mình đang “ rất mơ hồ” về chính xác các công việc mà ngành Marketing có.

Xin hứa với bạn rằng sau khi bạn đọc hết bài viết này thì bạn sẽ chắc chắn biết rõ chính xác các lĩnh vực cũng như từng công việc trong ngành Marketing. Phần nào đó bạn sẽ biết được nhà quản trị Marketing bao gồm những công việc nào.

Không cần câu hỏi “Marketing là làm gì?” trong đầu nữa, mà là lên kế hoạch học tập để đạt được vị trí công việc mà mình chọn.

Trước khi đi vào vấn đề chính thì bạn nên đọc định nghĩa chích xác của cha đẻ của ngành Marketing.

1. Marketing là gì? – Quản trị Marketing là gì?

1.1. Marketing là gì?

Thì trước năm 1944 không có khái niệm nào để giải thích được từ “Marketing”, nhưng vào thế kỉ 20 năm 1994 thì từ điển tiếng Anh đã thêm vào từ Marketing. Với ý nghĩa là hoạt động đưa sản phẩm ra thị trường.

Năm 2017 Philip Kotler – người được xem như là cha đẻ của Marketing hiện đại. Ông cũng đưa ra định nghĩa như sau: Marketing là khoa học và nghệ thuật khám phá, sáng tạo và truyền tải giá trị để thỏa mãn nhu cầu của thị trường mục tiêu, tạo tương tác với khách hàng mục tiêu nhằm mục đích là lợi nhuận.

Marketing là gì? Từ A - Z về ngành Marketing cho sinh viên mới bắt đầu

1.2 Quản trị Marketing là gì?

Quản trị Marketing như là một nghệ thuật và khoa học trong việc lựa chọn các thị thị trường mục tiêu. Duy trì và phát triển nguồn khách hàng thông qua khâu tạo dựng, tương tác và mang lại giá trị vượt trội cho khách hàng.

2. Học Quản trị marketing ra làm gì?

Thị trường Marketing hiện nay chính lĩnh vực đang tuyển dụng rất nhiều. Một số thông kê từ các trang tuyển dụng thì có đến gần 50% thông báo tuyển dụng là về lĩnh vực Marketing.

Học Quản trị marketing thực chất cũng giống như Marketing, nhưng chú trọng vào yếu tốt quản trị nhiều hơn. Ngành nghề nào cũng cần có sự quản trị, cho nên mỗi lĩnh vực trong marketing đều cần một nhà Quản trị marketing.

Cho nên nếu bạn muốn trở thành một nhà Quản trị marketing tài giỏi thì trước hết bạn cần phải biết Marketing ra làm gì, rồi từ các công việc đó tiếp tục nâng cao các kỹ năng cần có của nhân viên marketing, cộng thêm kỹ năng quản trị bạn nhé.

Để biết học marketing là ra làm gì thì bạn hãy đọc đến phần tiếp theo, còn có rất nhiều thứ về marketing mà bạn chưa biết đấy…

3. Marketing là làm gì? – những trường phải của Marketing.

Marketing là một lĩnh vực với khối lượng ngành nghề vô cùng nhiều, cho nên việc các bạn sinh viên hoặc học sinh có thắc mắc “Học Marketing ra trường làm gì?” thì âu cũng là chuyện bình thường.

Marketing hiện nay được chia làm 2 cột trụ chính, đó là Marketing truyền thống (từ thuở khai sinh marketing đến nay) và Digital marketing (Marketing công nghệ số).

Phần dưới đây sẽ đi sâu hơn về các công việc của 2 trụ cột của Marketing này nhé!

3.1 Marketing truyền thống

Đào xâu hơn về Marketing truyền thống thì bạn có thế thấy rộng hơn, đó là 2 lĩnh vực bên trong của Marketing truyền thống, đó chính là: Client và Agency.

Những công việc dưới đây có thể phần nào cho bạn biết một nhân viên Marketing và nhà quản trị Marketing làm những việc gì.

Và tốt nhất hãy chuẩn bị cho mình những kiến thức về quản trị Marketing ngay sau khi đọc bài viết này nhé!

#1. Client – Cộng đồng não trái:

Client là một dạng công ty kinh doanh, họ có sản phẩm và họ tìm cách mang sản phẩm của họ đến tay người tiêu dùng, kích thích người tiêu dùng mua hàng nhiều hơn nữa. Mục tiêu chính làm khách hàng và đáp ứng tối đa cho người tiêu dùng.

Trong Marketing 4P thì Client chỉ sử dụng 3P đó là Product – Price – Place (Sản phẩm – Giá – Phân phối), P còn lại là công việc của Agency đó là Promotion (Quảng bá).

Các vị trị công việc thường thấy như sau:

Research: nghiên cứu thị trường.
Trade Marketing: tiếp thị thương mại.
Brand Managers: Giám đốc thương hiệu.
Chief Marketing Officer: Giám đốc marketing.
PR Manager: Người đảm nhiệm bộ phận PR cho nhãn hãng.
Assitant brand manager: trợ lý nhãn hàng.

Marketing là gì? Từ A - Z về ngành Marketing cho sinh viên mới bắt đầu

Client được xem là những người làm việc về não trái, vì họ làm việc theo cách cực kỳ Logic

Người làm Client nói về Client như thế này: “ Làm Client khổ lắm, suốt ngày cứ phải bám theo cái target, ăn không ngon ngủ không yên với nó. Thị trường giờ thì cạnh tranh kinh khủng, người tiêu dùng cũng trở nên khó tính hơn, khổ cực lắm mới hoàn thành target. Chứ có đâu như làm Agency, cực kỳ sướng! giờ giấc tư do, làm xong dư án còn có thể nghỉ cả tháng trời,…”

Thực ra thì ở trong cuộc mới hiểu được khó khắn của vấn đề, việc gì cũng có khó khăn cả nhưng bạn vượt qua khó khăn đó thì bạn sẽ nhận được thành quả hậu hĩnh.

Agency có thật sự dễ dàng như nói trên không thì chúng ta hãy đi sâu hơn vào phần dưới này nhé!

#2. Agency – Cộng đồng não phải:

Agency là một dạng công ty dịch vụ truyền thông, quảng cáo cung cấp dịch vụ tiếp thị các dịch vụ quảng cáo cho các doanh nghiệp khác với phương thức chuyên nghiệp.

Nhiệm vụ của Agency như là một phòng marketing bên ngoài của một doanh nghiệp. Bởi Agency thực hiện các chức năng hoạt động giống như một phòng marketing.

Những vị trí của Agency là:

Copywriter: người viết (đóng góp) ý tưởng.
Designer: người thiết kế.
Photographer: người tạo hình ảnh.
Media Planners: Người lập kế hoạch truyền thông.
Media Buyers/ Booking: người thực hiện truyền thông.
Account Manager: người làm cầu nối doanh nghiệp với khách hàng.

Nhìn các công việc trên thì có thể thấy nhưng công việc này đòi hỏi sự sáng tạo rất nhiều. Cho nên Agency là nhóm công việc luôn cần hoạt động của não phải. Sáng tạo là điểm mạnh của Agency, không hề làm theo Logic hay đúng hơn là làm máy móc như Client.

Những người làm trong Agency thì cũng than thở rằng: “chúng tôi cũng đâu sung sướng gì khi mà lúc nào công việc cũng đòi hỏi sự sáng tạo và khác biệt. Đôi lúc nghĩ muốn tung não mới ra được một ý tưởng mới, hơn nữa lại còn bên Client áp đặt tiến độ. Làm Client thì làm hết giờ thì về còn Agency thì làm ngày làm đêm để xong dự án, xong dự án sớm được nghỉ ngơi âu cũng là chuyện bình thường.”

Marketing là làm gì?

Làm Client hay Agency? Đúc kết lại, mỗi lĩnh vực cũng đều có những việc khó khăn của nó, chỉ nhìn bên ngoài không thể đánh giá được độ khó của một công việc. Nhưng việc càng khó thì mức thù lao bạn nhận lại cũng tương đương với những công lao bạn bỏ ra. Cũng đừng nên ganh tị công việc của nhau mà hãy chú tâm vào công việc của mình.

Hãy từ một nhân viên marketing trở thành một nhà quản trị marketing, chứ đừng ngồi dòm ngó người khác đang làm gì.

Tiếp theo là một nhánh lớn mới của Marketing, đó là Digital Marketing. Nó mở ra rất nhiều cơ hội việc làm cho các bạn sinh viên học Marketing. Hãy tìm hiểu Digital Marketing ở phần dưới đây.

Xem thêm: con đường sự nghiệp ngành Marketing

3.2 Digital marketing

Trong bối cảnh 4.0 hiện nay, sân chơi của Digital ngày càng nhân rộng. Mang lại cơ hội lớn cho giới trẻ mới hiện nay, nhất là các bạn theo học ngành Marketing.

Không ai có thể phủ nhận được điều này, cho nên các bạn sinh viên Marketing hãy cố gắng nắm bắt cơ hội này để phát triển tương lai của mình.

Mà bạn có biết học Marketing ra làm gì chưa?

Digital Marketing – tiếp thị trên nền tảng công nghệ số là một lĩnh vực thay đổi và biến chuyển theo từng ngày. Luôn đưa ra những cơ hội lớn cũng như thách thức dành cho các Marketer. Bắt buộc các bạn phải luôn cập nhật và nắm bắt xu hướng của thị trường.

Digital Marketing đã chứng tỏ mình là một phần không thể thiếu trong chiến lược Marketing của một doanh nghiệp. Luôn chứng tỏ ưu thế vượt trội hơn so mới Marketing truyền thống.

Chính vì vậy, nắm bắt cơ hội là nắm rõ về xu hướng Digital Marketing hiện nay!

Dưới đây là 11 nghiệp vụ của Marketing số hiện nay, và bạn học những kiến thức quan trọng này sẽ không lo thất nghiệp khi ra trường.

#1. Google Adwords:

Digital Marketing là nên tảng thì Google Adwords lại công cụ kiếm tiền dựa trên nền tảng đó.

Không hoài nghi gì về thuật ngữ Google Adword, nó đã quá quen thuộc rồi. Nhưng mà học để kiếm tiền từ nó thì không hề dễ dàng đâu.

Theo thống kê thì có hơn 30.000 doanh nghiệp đang sử dụng dịch vụ Quảng Cáo trên Google (Google Adwords). Lượng cầu lớn như thế thì dại gì mà không nhảy vào mà hốt bạc.

Nhưng không dễ như bạn nghĩ, chính vì lượng cầu lớn nên mức độ cạnh tranh cũng rất căng thẳng. Đòi hỏi nghiệp vụ của bạn thật tốt và luôn đa dạng hóa, mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp thì bạn mới có chỗ đứng trên thị trường.

#2. SEO Marketing:

SEO là đứa con cưng của gia đình Google, và ai muốn chơi với SEO thì phải chơi theo luật mà bác Gồ đã đưa ra. Nói cách khác bác Gồ sẽ là “Người phán xử” bạn nếu bạn là người chơi sai luật trên cái “Đế chế” của bác Gồ tạo ra.

SEO – Search Engine Optimization là công việc tối ưu hóa công cụ tìm kiếm nhằm nâng cao vị trí của Website bạn, tăng lượng truy cập và thu hút khách hàng ghé thăm Website bạn.

Học làm SEO sẽ không lo bị thất nghiệp vì hiện nay dựa trên nền tảng công nghệ số, mọi doanh nghiệp đều muốn bán hàng được trên Internet. Nhưng thị trường càng đông thì mức độ cạnh tranh càng cao. Ai cũng cần có vị trí đứng tốt nhất để thu hút khách hàng. Bạn có thể tham khảo các khóa đào tạo SEO để tiếp thu các kiến thức hữu ích nhằm phục vụ cho sự nghiệp của bạn.

Chính vì vậy các anh SEO sẽ nhảy vào và vỗ ngực xưng danh “muốn đá văng đối thủ hoặc đơn thuần là muốn bán được hàng thì phải cần sự giúp sức của tôi – SEO”.

Không hề sai các bạn ạ! Không chơi với SEO doanh nghiệp sẽ mãi nằm tuốt ở dưới sâu trong bẳng kết quả tìm kiếm của Google. SEO chính là cộng cụ kiếm tiền khá hữu ích phải không các bạn.

Nhưng!

… Không chỉ mỗi SEO mà còn …

#3. Content Marketing:

Nếu bạn đi sâu một chút về giới Digital Marketing thì bạn sẽ thường xuyên nghe được câu “CONTENT IS KING” có nghĩa là Nội dung là vua.

Có thể hiểu rằng, trong một bài viết quảng bá về sản phẩm, nội dung không đơn thuần chỉ viết để giới thiệu về sản phẩm đó. Vì khi khách hàng đọc một bài viết mà thấy mùi của quảng cáo thì họ sẽ không thèm đọc nữa.

Cho nên nội dung phải chất lượng, gây thu hút sự chú ý cũng như mang lại những thông tin hữu ích cho khách hàng.

Một khi đã tin tưởng rồi thì việc mua hàng là chuyện sớm muộn.

Content Marketing thì có nhiều dạng: bài viết, hình ảnh, Album ảnh, video, slide, …

Content là một công việc không thể thiếu khi làm SEO, cho nên làm Content cũng có thể kiếm thêm ít tiền được các bạn ạ. Nhiều khi viết một bài quảng bá cho một hãng lớn mà mang lại chuyển đổi cao, thì tiền ăn cả năm không hết.

Ngay cả các bạn sinh viên làm Cộng tác viên cho các bạn SEO, viết mỗi bài cũng kiếm được từ 50k – 100k.

Content đôi khi vẫn phải lấy ý tưởng từ một nơi khác để tạo nội dung, nhưng công việc tiếp theo luôn đòi hỏi sự sáng tạo tuyệt đối, đó chính là…

#4. Copywriting

Ai chưa hiểu về công việc của Copywriting thì chắc chắn sẽ nghĩ là cái nghề này sẽ làm việc gì đó mà hay đi copy hay là viết một cái gì đó mà chỉ cần copy của người khác.

Thực chất những người làm Copywriting là người luôn làm việc với sự sáng tạo.

Họ phải sáng tạo ra được các Slogan, bài viết quảng cáo, tiêu đề, tagline, lời hát quảng cáo, kịch bản quảng cáo, thông cáo báo chí, bản tin,… và còn rất nhiều thứ liên quan đến quảng cáo.

Nhưng nói chung công việc của Copywriter không hề đơn giản, nó được coi là nghề bán “Chất Xám”. Vì nội dung họ đưa ra tuyệt đối không bị trùng lặp vì nó liên quan đến thương hiệu của doanh nghiệp. Ngoài không copy còn phải độc đáo.

Cân nhắc khi làm nghề này nhé bạn, vì có thể nhiều tiền quá mà không biết sử dụng thế nào.

#5. Facebook Marketing

Với khối lượng khổng lồ người dùng Facebook tại Việt Nam, là một thị trường màu mỡ cho các bạn Facebook Marketer.

Facebook cũng giống như Google nó cũng có tính chất và luật chơi riêng.

Hiểu rõ được các nguyên tắc và luật chơi, lựa chọn một thị trường phù hợp để triển khai chiến lược Marketing. Vì người ta xem FB là một thế giới thu nhỏ.

Các doanh nghiệp muốn bán hàng được cũng rất cần cái thế giới nhỏ này. Các bạn FB marketer chính là người bán hàng giỏi nhất trong thế giới đó.

Bạn cũng là một thành viên trong cái thế giới nhỏ đó chứ, hãy biến mình thành một chuyên gia trong thế giới thu nhỏ đó bằng cách trở thành một nhà Quảng cáo FB.

Tiếp theo là anh hàng xóm Zalo, khá mới nhưng đầy tiềm năng…

#6. Zalo MarketingDigital marketing là làm gì?

Zalo Marketing vẫn chưa có sự lớn mạnh nhất định trong lĩnh vực Digital Marketing. Nhưng số lượng người sử dụng Zalo ngày càng tăng và đây cũng là một cơ hội tốt để bạn đi trước thị trường.

Đang ít người làm về mảng này mà mình nhảy vào nghiên cứu chuyên sâu và sáng tạo các kỹ thuật Marketing cho Zalo thì biết đâu…

… Một ngày nào đó, người ta sẽ biết đến bạn với danh hiệu chuyên gia Zalo Marketing.

Sự kết hợp không thể hoàn hảo hơn là giữa Social Marketing và Email Marketing. Tiếp theo tôi sẽ giới thiệu cho các bạn về …

#7. Email Marketing

Khi triển khai một chiến dịch Marketing thì bước vô cùng quan trọng đó chính là tiếp cận được khách hàng mục tiêu và truyền được thông điệp của mình đến với khách hàng.

Email Marketing luôn góp phần khá lớn trong giai đoạn tiếp cận khách hàng. Nó là hình thức Marketing trực tiếp đến khách hàng, bằng email (thư điện tử) nhằm truyền thông những thông điệp hữu ích đến với khách hàng.

Đừng xem thường Email Marketing nhé, một khi hiểu được bản chất và phát huy được hết sức mạnh cũng như sự hiệu quả của nó thì tỉ lệ tiếp cận khách hàng của bạn rất cao.

#8. Sale Marketing là gì?

Nếu có ý định kinh doanh thì nên tìm hiểu về Sale Marketing nhé! Marketing online tốt rồi nhưng không biết bán, không biết tư vấn cũng như chăm sóc khách hàng thì cũng khó mà chốt Sale được.

Nếu bạn không có nghiệp vụ Sale marketing thì bạn đang bỏ lỡ một nguồn lợi nhuận rất lớn từ công việc này.

Không chỉ khi bạn kinh doanh riêng mà kể cả khi bạn không có vốn để kinh doanh thì nghiệp vụ này cũng là một vũ khí kiếm tiền hiệu quả cho bạn qua những công việc bán hàng online nhỏ lẻ. Hoặc bán hàng online cho các doanh nghiệp thuê mình.

Tiếp theo, nhìn bề ngoài có vẻ đây là một công việc luôn mang lại những lợi ích cho xã hội nhưng mục đích chính vẫn là kiếm tiền…

#9. Truyền thông

Nói đến truyền thông thì là cả một câu chuyện dài, nhưng để hiểu về nó bạn phải trải qua rất nhiều công đoạn đào tạo.

Có rất nhiều loại truyền thông như:

Truyền thông báo chí.
Truyền thông thực hành.
Truyền thông Media/Digital Media.
Nghiên cứu truyền thông.
VÀ một số khác…

Có thể hiểu nghề truyền thông một cách nôm na là ở dạng thông tin từ người truyền thông truyền tải đến người nhận, đảm bảo người nhận hiểu rõ và nhận biết được thông điệp.

Ví dụ như truyền thông về bảo vệ môi trường thì nội dung truyền đạt phải bao gồm:

Các hành động đặt câu hỏi, kinh nghiệm bảo vệ môi trường, hiểu biết, tác nhân và đưa ra các lời khuyên hay yêu cầu mệnh lệnh.

Chung quy lại vẫn là muốn mọi người hiểu và thay đổi thái độ, hành vi của mình. Đó chính là mục đích của truyền thông.

Làm gì thì làm mục tiêu chính vẫn không nằm ngoài việc kiếm tiền, cho nên công việc này tuy cũng khó nhưng cũng kiếm được nhiều tiền lắm các bạn ạ!

Cuối cùng là PR (Pulic Relations) một đứa con của truyền thông, nhưng nó khá đặc biệt…

#10. PR (Pulic Relations)

PR – Pulic Relations nghĩa là quan hệ công chúng, có thể nói đây là một nghề giữ hồn cho thương hiệu. Bản chất của nghề này là cải thiện cái nhìn của công chúng về một người hay một tổ chức. Mang những thông tin đến truyền thông để lôi kéo sự chú ý về họ.

Thành công sẽ không rõ ràng nhưng khi tạo được hình ảnh riêng và có được sự thiện cảm từ khách hàng, số lượng người nhận biết được thương hiệu chính là kết quả của PR.

Xem thêm: Lộ trình sự nghiệp ngành Digital Marketing

Tóm lại bạn đã hiểu được học Marketing ra làm gì rồi phải không?
Nhưng bạn nên nhớ một điều rằng những nghiệp vụ trên chỉ là những cái ngọn của Marketing.

Bạn phải có cái nền vững chắc thì mới phát triển được cái ngọn.

Đừng tay không mà nhảy vào học nghiệp vụ luôn thì mãi mãi bạn chỉ có thể là một nhân viên Marketing mà thôi sẽ không thể lết đến nổi bậc Quản trị Marketing.

Hãy bắt đầu từ những cái nhỏ nhất: Marketing là gì? Marketing học như thế nào? Marketing học những môn nào? Rồi sau đó học Marketing ra làm gì?

Học cho thật tốt những kiến thức nền đi rồi hãy chọn một nghiệp vụ thích hợp nhất cho mình.

Chúc bạn sớm trở thành một nhà Quản trị Marketing!

Đọc thêm: Ngành nghề Marketing: Công việc và cơ hội, bạn biết chưa?

Nguồn: ima.edu.vn