hybrid-work

Hybrid work là một trong những mô hình được sử dụng để thiết kế trải nghiệm cho người lao động. Được sử dụng phổ biến kể từ giai đoạn hậu Covid-19, hybrid work đã cho thấy tính ưu việt của mình khi được bình chọn trở thành mô hình được yêu thích nhất, đặc biệt là đối với thế hệ Z (gen Z).

Tuy nhiên, việc triển khai thành công một mô hình làm việc như hybrid không phải là điều dễ dàng. Theo báo cáo của Microsoft vào năm 2019, trong khi nhân viên muốn có được sự linh hoạt và chủ động trong sắp xếp công việc, các lãnh đạo lại ưa chuộng on-site work hơn. Vậy, làm sao để doanh nghiệp có thể thành công dung hòa mong muốn của cả nhân viên và lãnh đạo công ty? Đâu là nhân tố quyết định sự thành công khi triển khai mô hình làm việc hybrid work?

Cùng JobHopin tìm hiểu qua bài viết sau!

Bài viết liên quan:

hybrid-work-la-mot-mo-hinh-lam-viec-kha-pho-bien-hien-nay

Hybrid work là một mô hình làm việc khá phổ biến hiện nay

Hybrid work là gì?

Khác với onsite work (làm việc tại văn phòng) và remote work (làm việc từ xa), hybrid work là sự kết hợp linh hoạt của cả 2 mô hình này. Nhân viên doanh nghiệp áp dụng hybrid work có thể linh hoạt chọn lựa giữa làm việc tại công ty và làm việc từ xa. Nhờ đó, họ có được sự chủ động hơn trong việc sắp xếp thời gian, đồng thời nâng cao hiệu suất làm việc.

Với hybrid work, việc sắp xếp thời gian và tính linh hoạt còn phụ thuộc vào vị trí của từng nhân viên cũng như trách nhiệm của họ. Thông thường, đối với những buổi họp quan trọng, nhân viên vẫn cần phải làm việc onsite.

Vì sao các doanh nghiệp dần chuyển sang hybrid work?

Thực ra, hybrid work đã được áp dụng ở một số doanh nghiệp lớn ngay cả trước khi dịch bệnh diễn ra. Với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ, từ điện thoại thông minh cho đến điện toán đám mây, đã thúc đẩy mở rộng tính linh hoạt trong công việc. Mọi người hoàn toàn có thể làm việc và cộng tác từ xa.

hybrid-work-tro-thanh-lua-chon-duoc-nhieu-gen-z-yeu-thich

Hybrid work trở thành lựa chọn được nhiều gen Z yêu thích

Dưới sự ảnh hưởng của đại dịch, nhân viên các doanh nghiệp bắt đầu có sự mong đợi nhiều hơn về một mô hình linh hoạt về cả thời gian, không gian và cách thức làm việc. Bên cạnh đó, trạng thái work-from-home hay remote work trong suốt thời kỳ dịch bệnh kéo dài cũng đặt các doanh nghiệp vào thế khó nếu muốn quay về nguyên trạng như trước đây. Vì thế, hybrid work có thể là một sự lựa chọn sáng suốt trong thời điểm hậu Covid-19.

Trong một khảo sát của Cisco vào cuối năm 2020, chỉ có 9% nhân viên cho biết họ mong muốn quay lại làm việc onsite tại văn phòng sau khi dịch bệnh kết thúc. Và việc tỉ lệ ủng hộ của mô hình làm việc truyền thống giảm xuống có thể sẽ gây khó khăn cho các doanh nghiệp trong việc thu hút và giữ chân nhân tài trong tương lai.

Doanh nghiệp cần gì khi muốn triển khai mô hình hybrid work?

Công nghệ

Một trong những yếu tố cần thiết hàng đầu khi muốn triển khai mô hình hybrid work chính là cơ sở hạ tầng – hay nói cách khác là nền tảng công nghệ (technology foundations) của doanh nghiệp.

cong-nghe-la-yeu-to-quan-trong-dau-tien

Công nghệ là yếu tố quan trọng đầu tiên

Việc sử dụng các thiết bị thông minh trong không gian làm việc hybrid có thể giúp nâng cao chất lượng và năng suất công việc. Đặc biệt, đường truyền internet và các ứng dụng thông minh được sử dụng để hỗ trợ cho họp hành, làm việc nhóm,… phải là một trong những yếu tố cần được ưu tiên hàng đầu.

Bảo mật thông tin

Zero-trust là một trong những mô hình bảo mật được khuyến khích sử dụng cho các doanh nghiệp muốn triển khai hybrid work. Mô hình này hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận toàn diện đến tất cả quyền truy cập trên mọi ứng dụng, mạng từ bất kỳ người dùng, thiết bị và vị trí nào. Từ đó, doanh nghiệp có thể an tâm hơn trong việc bảo mật thông tin, cũng như nhận biết và quản trị các rủi ro tiềm tàng trong vấn đề này.

Cộng tác theo thời gian thực

Như đã đề cập ở trên, khi áp dụng hybrid, doanh nghiệp cần phải đặt ưu tiên hàng đầu lên các công cụ hỗ trợ cho cộng tác real-time (theo thời gian thực) như ứng dụng họp hành, trao đổi công việc, làm việc nhóm, sắp xếp kế hoạch,…

phai-dam-bao-su-ket-noi-giua-nhan-vien-va-kha-nang-cong-tac-theo-thoi-gian-thuc

Phải đảm bảo sự kết nối giữa nhân viên và khả năng cộng tác theo thời gian thực

Tất cả nhân viên cần có quyền truy cập vào những công cụ cộng tác chất lượng cao từ không gian làm việc hybrid work của mình. Cho dù không gian đó có thể là bàn làm việc ở văn phòng, ở nhà, quán cà phê, thư viện hay bất kỳ vị trí nào khác – việc có được trải nghiệm cộng tác dễ dàng cũng sẽ giúp công việc của họ diễn ra suôn sẻ hơn.

Top 3 nhân tố quyết định sự thành công của mô hình hybrid work

Đo lường và kỳ vọng về năng suất lao động

Báo cáo của Microsoft cho thấy các nhà tuyển dụng phải đối mặt với thách thức lớn khi triển khai hybrid work: đo lường năng suất làm việc của nhân viên.

Mặc dù có nhiều nghiên cứu cho thấy rằng mô hình hybrid work và remote work mang lại hiệu quả hơn hẳn, các nhà lãnh đạo vẫn phải vật lộn với thực tế rằng họ không nắm bắt được nhân viên của mình đang thực sự làm gì và làm việc chăm chỉ như thế nào. Đặc biệt là đối với những doanh nghiệp có nhiều phòng ban, mỗi phòng ban lại sử dụng một nền tảng khác nhau để giao việc và giao tiếp.

bao-cao-tu-microsoft

Nguồn ảnh: Microsoft’s Hybrid Work is Just Work report

Nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng, các nhà quản lý gặp khó khăn trong việc tin tưởng rằng nhân viên của mình đang làm việc hiệu quả khi sử dụng mô hình hybrid work. Hơn nữa, 54% quản lý cho rằng họ ít hoặc không thể nhìn thấy được, nắm bắt được công việc mà nhân viên của mình đang làm.

Tình trạng này dẫn đến một hệ lụy nghiêm trọng: sự xói mòn lòng tin giữa người lao động và nhà quản lý. Bởi dù đang thực sự làm việc chăm chỉ, người lao động gặp phải áp lực lớn khi phải luôn nỗ lực để chứng minh rằng mình đang làm việc hiệu quả. Điều trớ trêu là sự “nỗ lực chứng minh” này gây mất thời gian, khiến họ xao nhãng khỏi công việc đang làm và giảm hiệu suất làm việc.

Giải pháp được Microsoft đưa ra trong báo cáo này là: các lãnh đạo nên ngừng lo lắng về việc liệu nhân viên có đang làm việc chăm chỉ và đủ nhiều, mà hãy để cho nhân viên của mình có thời gian tập trung vào những công việc thực sự mang lại hiệu quả. 

Với giải pháp này, nhà quản lý chỉ cần tập trung vào các chỉ số đo lường, và khối lượng công việc được hoàn thành dựa trên OKR hoặc KPI nhân viên. Bên cạnh đó, hãy cố gắng trò chuyện với nhân viên thường xuyên nhất có thể, lắng nghe phản hồi của họ và điều chỉnh quyết định để giúp nhân viên nâng cao hiệu suất của mình.

Văn phòng không phải là nơi duy nhất để xây dựng mối quan hệ

Cũng trong nghiên cứu trên, Microsoft chỉ ra rằng mặc dù văn phòng có vai trò nhất định trong việc kết nối nhân viên doanh nghiệp, các nhà tuyển dụng cũng nên hiểu rằng công nghệ đóng vai trò không nhỏ trong việc xây dựng mối quan hệ tại nơi làm việc. Vì thế, lo lắng về hạn chế giao tiếp khi áp dụng hybrid working có thể là vấn đề không đáng quan ngại như nhiều người vẫn nghĩ.

cong-nghe-dong-vai-tro-khong-nho-trong-viec-xay-dung-moi-quan-he-tai-noi-lam-viec

Công nghệ đóng vai trò không nhỏ trong việc xây dựng mối quan hệ tại nơi làm việc

Các doanh nghiệp, tổ chức cần sử dụng công nghệ để giao tiếp hiệu quả và trung thực với nhân viên. 85% nhân viên được khảo sát cho rằng giao tiếp trung thực là phẩm chất hàng đầu của một nhà quản lý giỏi. Và rằng chỉ khi giao tiếp tốt với nhân viên của mình, nhà quản lý mới có thể xây dựng lòng tin và sự kết nối trong toàn tổ chức.

Ưu tiên học hỏi và thăng tiến trong công việc

Dù cho doanh nghiệp áp dụng mô hình nào, thì việc tối ưu vòng đời nhân viên, đặc biệt là giai đoạn học hỏi, thăng tiến và phát triển sự nghiệp luôn nên là ưu tiên hàng đầu. 56% nhân viên và 68% quản lý được khảo sát cho biết họ “rời đi” khi không có được cơ hội để học hỏi kỹ năng mới, cũng như cơ hội phát triển để ở lại lâu dài. Không chỉ vậy, có đến 55% nhân viên được khảo sát cho rằng nhảy việc là cách nhanh nhất để học được các kỹ năng mới.

Do đó, thay vì bỏ mặc (ignore) xu hướng này, các nhà lãnh đạo thông minh nên học cách tối ưu vòng đời nhân viên, hỗ trợ hết sức để nhân viên mình có cơ hội học hỏi và phát triển tốt nhất. L&D (learning and development) nên trở thành giá trị cốt lõi trong văn hóa của một doanh nghiệp. Và chỉ khi nhân viên phát triển, doanh nghiệp mới có thể đi lên.

Hi vọng bài viết trên đây đã giúp bạn có cái nhìn rõ ràng, sâu sắc và toàn diện hơn về mô hình hybrid work, cũng như một số điểm cần quan tâm khi áp dụng mô hình này vào doanh nghiệp của mình. Và nhớ hãy theo dõi JobHopin để thường xuyên cập nhật những bài viết mới nhất về công nghệ tuyển dụng nhé!

Lược dịch bởi JobHopin Team

Nguồn bài viết:

  1. Cisco
  2. Unleash