Động lực và năng suất trong giai đoạn “bình thường mới”

Ứng phó với đại dịch và sống chung với nó trong bối cảnh “bình thường mới” là bài toán dành cho các doanh nghiệp. Để có đáp án cho bài toán này, đội ngũ quản lý phải là nhân tố chịu trách nhiệm chính trong việc định hướng và hoạch định, giảm rủi ro cho bộ máy. Chính những người quản lý sẽ đưa ra các quyết định khi nào thì đưa lực lượng lao động quay lại sau lệnh cấm của nhà nước được gỡ bỏ. Vậy bài toán này sẽ được giải quyết ra sao? Động lực và năng suất trên con đường bình thường mới sẽ được hình thành, đo lường như thế nào?

Doanh nghiệp khi quay trở lại bình thường mới cần có những giải pháp sáng tạo để có thể duy trì an toàn lao động và tái hoạt động một cách bền vững. Nên có một bộ phận chuyên trách để định hướng, giám sát, xây dựng, thực hiện chiến lược một cách sát sao, chặt chẽ. Và quan trọng nhất doanh nghiệp cần chú trọng các điểm sau trước khi đưa doanh nghiệp quay lại hoạt động.

4 điểm then chốt doanh nghiệp cần chú ý khi quay lại công sở

An toàn sức khỏe:

  • Công ty cần đảm bảo tuân thủ các chỉ thị của nhà nước về giãn cách, thực hiện 5K.
  • Đảm bảo môi trường làm việc an toàn, sát khuẩn, vệ sinh. Cần có các quy định cho các khu vực, thiết bị sử dụng chung.
  • Cần có các phương pháp kiểm soát y tế khi quay trở lại, ví dụ: đo thân nhiệt, test nhanh cho nhân viên mỗi tuần…
  • Kiểm tra thường xuyên và có kịch bản ứng phó khẩn cấp khi có sự cố xảy ra.

Loại hình công việc:

Cần chia nhân viên ra thành nhiều nhóm để có sự quản lý và phân bổ phù hợp:

  • Nhóm nhân viên theo dạng hợp đồng: ngắn hạn, dài hạn, cộng tác viên…
  • Các vị trí phải tiếp xúc với khách hàng hoặc dùng chung thiết bị, khu vực.
  • Công việc dễ lây nhiễm cần cân nhắc khi quay lại nơi làm việc
  • Đánh giá các công việc có thể làm việc từ xa để giảm mật độ nhân viên gây lây nhiễm chéo.

Các chi phí và doanh thu khi tái mở cửa

Khi quay lại guồng quay công việc, người quản lý cần xác định một số chi phí để đảm bảo an toàn trong giai đoạn bình thường mới.

  • Cần hiểu rõ được các chi phí sẽ phát sinh và các khoản có thể cắt giảm khi nhân viên quay lại làm việc, ví dụ: chi phí xịt khử khuẩn, đồ bảo hộ, an ninh, vệ sinh…
  • Cần có các nguồn doanh thu mới phù hợp với tình hình mới hoặc mở rộng mô hình kinh doanh cũ.
  • Lập kế hoạch thu chi chi tiết cho sự thay đổi khi quay lại văn phòng.

Nhu cầu của nhân viên

Bên cạnh mong muốn của cấp lãnh đạo, cần nghiêm túc đánh giá thái độ của người lao động khi quyết định quay lại công sở.

  • Cần nắm rõ thái độ của người lao động đối với tình hình dịch bệnh và sức khỏe khi quay lại.
  • Đánh giá hoàn cảnh cá nhân của người lao động, ví dụ: ở tỉnh, chưa tiêm đủ hai mũi, phải chăm con nhỏ… những vấn đề ảnh hưởng đến việc quay lại công sở trong dịch bệnh 
  • Đánh giá vị trí của các team có hiệu quả hay không khi làm việc từ xa để có kết luận đúng.

Cách để tái tạo động lực và năng suất khi quay lại làm việc trong “bình thường mới”

Không chỉ đối với nhân viên mà còn đối với các cấp quản lý, quay lại làm việc trong diễn biến dịch bệnh còn hơn 1000 ca bệnh mỗi ngày là một sự mạo hiểm tiềm ẩn nguy cơ. Tuy nhiên, để đảm bảo không đứt gãy kinh tế, học tập các nước bạn, chính phủ đã xoá bỏ chỉ thị 15, 16 và cho phép các doanh nghiệp quay trở lại làm việc trong trạng thái đề cao phòng và chống dịch. Vậy, chiến lược nào là an toàn cho các doanh nghiệp? Có nên đưa 100% nhân viên công ty của bạn quay lại công sở? Sắp xếp và phân công công việc, đo lường KPI, năng suất như thế nào là hợp lý?…

Tất cả sẽ được giải đáp trong buổi thảo luận Động lực và năng suất trên con đường trở lại “bình thường mới” . Tại sự kiện, bạn sẽ gặp gỡ các khách mời:

  • Chị Thái Vân Linh – Nhà sáng lập và Giám đốc điều hành của TVL Group, một công ty tư vấn tập trung vào đào tạo và phát triển các kỹ năng, cũng như cung cấp các dịch vụ tiếp thị và xây dựng thương hiệu. Với kinh nghiệm truyền cảm hứng và dẫn dắt đội ngũ, chị Thái Vân Linh sẽ mang đến chương trình nhiều kiến thức và trải nghiệm quý báu.
  • Chị Zoee Nguyễn – Member Experience Director của Dreamplex: Tại Dreamplex, chị Zoee Nguyễn cùng team của mình luôn luôn nỗ lực để mang đến những không gian làm việc thoải mái nhất cho khoảng 2,000 thành viên tại 5 chi nhánh hiện tại cũng như hơn 2,000 thành viên mới tại các chi nhánh sắp mở cửa trong Q1 2022 của Dreamplex ở tp HCM và HN. Với mô hình “văn phòng làm việc mở” Dreamplex là “nhân chứng sống” khi chứng kiến tình hình hoạt động của rất nhiều công ty. Với góc nhìn của người quản lý, chị Zoee sẽ có những nhận định gì về việc quay trở lại công sở thời “bình thường mới”?
  • Chị Veo Nguyễn – Head of Talent Acquisition tại Techcombank: Chị Veo Nguyễn là người chịu trách nhiệm về chiến lược nhân sự và thu hút nhân tài cho toàn hệ thống Techcombank kể từ tháng 10/2020. Trước đó, chị đã có 8 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý và thu hút nhân sự tại Singapore. Tin rằng với kinh nghiệm thu hút và quản trị nhân sự xuyên suốt đại dịch, chị Veo sẽ có những trải nghiệm vô cùng thú vị và bổ ích.

Host của phiên thảo luận là anh Kevin Tùng Nguyễn. Anh là đồng sáng lập và CEO của công ty JobHopin – Nền tảng tuyển dụng tiên phong sử dụng trí tuệ nhân tạo AI. Với sự am hiểu về thị trường và xu hướng tuyển dụng Việt trước và sau đại dịch của anh Kevin, buổi thảo luận hứa hẹn sẽ mang lại cho bạn nhiều thông tin đắt giá để vận hành công ty hiệu quả trong thời kỳ “bình thường mới”.

Sự kiện tổ chức bởi JobHopin và cộng đồng Digikigai, đồng hành bởi TVL Group. Ngoài ra, chương trình hân hạnh được bảo trợ truyền thông bởi UAN Marketing và The Millennials Life – TML. 

📌 Thời gian: 9:00AM – 11:00AM | 28/10/2021

📌 Live Stream tại: Fanpage JobHopinFanpage Thái Vân Linh

ĐĂNG KÝ NGAY

Hẹn gặp các bạn với thật nhiều thông tin bổ ích trong chương trình. Theo dõi ngay Fanpage của JobHopin để nhận được thông báo về chương trình sớm nhất. 

Đơn vị tổ chức: JobHopin, Digikigai

Đơn vị đồng hành: TVL Group

Đối tác truyền thông: UAN, The Millenials Life