designer

Rất nhiều Designer mang nỗi ám ảnh có tên “khách hàng”, việc phải sửa đi sửa lại thiết kế nhưng cuối cùng lại dùng bản đầu tiên xảy ra như cơm bữa khiến nhiều designer ức chế, thậm chí bỏ nghề.

Đừng vội nản chí, thay vì than trách hay buông xuôi, bạn hãy thử một lần “giáo dục khách hàng” và cảm nhận sự khác biệt.

designer

Tại sao khách hàng hay thay đổi?

Trước khi lập nên kế hoạch cải thiện tình hình, hãy thử một lần nhìn nhận vì sao khách hàng lại khiến bạn “phát điên, phát rồ” lên mỗi khi duyệt thiết kế:

  • Thứ nhất, đa phần các khách hàng không được học qua trường lớp thiết kế, giống như bạn, họ không hiểu được bạn sẽ phải làm gì để hoàn thành công việc. Và điều quan trọng không kém, khách hàng muôn màu muôn vẻ, mỗi người mỗi tính, chắc chắn bạn không thể làm hài lòng cả thế giới.
  • Thứ hai, dự án là của khách hàng, đó là tiền bạc, uy tín, trách nhiệm của họ, vì thế đôi khi cố thể bạn sẽ bỏ qua một số tiểu tiết mà bạn biết chắc nó không ảnh hưởng đến dự án, nhưng khách hàng thì không. Họ luôn có một sự mơ hồ và lo lắng thường trực, vì thế có khi họ sẽ có những yêu cầu khiến chúng ta bực mình.

Dựa trên kinh nghiệm và thực tiễn làm việc, bạn biết nếu muốn hoàn thành dự án thì cần thêm gì, bỏ gì. Nhưng khách hàng thì không, họ muốn bạn đưa cho họ bản vẽ hoàn thiện nhất, thậm chí là 2 – 3 bản để họ so sánh và lựa chọn. Có những khách hàng với mong muốn có được thứ hoàn thiện nhất, với những ý nghĩ bất chợt, họ buộc bạn phải thêm cái này, bớt cái kia và thần chú “không được đánh khách” cũng được hình thành trong những trường hợp như thế.

Vậy điều bạn cần làm để cải thiện tình hình này là gì?

Hãy thường xuyên hướng dẫn họ

Một người giáo viên giỏi cần hiểu được rằng không có học sinh nào là hoàn toàn yếu kém cả, chỉ đơn giản là họ chưa tiếp cận được với những kiến thức mà họ chưa học qua bao giờ. Vì vậy, một người giáo viên cần phải xây dựng được môi trường học tập lý tưởng và có cách thức truyền đạt kiến thức dựa vào kinh nghiệm của bản thân.

Khách hàng của bạn cũng giống như vậy nên họ cần được thường xuyên hướng dẫn theo phương pháp hợp lý. Đây không phải là một việc làm quá khó khăn, nhưng nó đòi hỏi sự kiên trì và liên tục. Bên cạnh đó, bạn cũng cần nắm bắt được những điều mà những khách hàng của mình đang cần phải biết và hướng dẫn kịp thời, điều này có ý nghĩa tiên quyết đến mức độ thành công của một dự án.

Kinh nghiệm hướng dẫn cho Designer

Kinh nghiệm hướng dẫn hữu hiệu cho bạn là cần cập nhật những thông tin mới trong quá trình tiến hành thiết kế. Cụ thể, chúng ta cần đặt câu hỏi như: Mục đích của việc thiết kế là để thể hiện điều gì, tại sao mình lại thiết kế theo hướng này thay vì hướng khác,… Để có thể trả lời những câu hỏi nói trên, người thiết kế cần tiến hành tìm hiểu và nghiên cứu thêm về hành vi người dùng, khai thác thông tin từ khách hàng tối đa hết mức có thể.

Bên cạnh đó, kinh nghiệm hướng dẫn khách hàng còn giúp ích cho bạn trong việc tiến hành thực hiện những phác thảo, ý tưởng thiết kế bám sát theo nhu cầu thực tiễn và giúp có được sự đồng cảm của khách hàng, đẩy nhanh tiến độ dự án.

Tạo ra các phương pháp tiếp cận linh hoạt

Sau khi hướng dẫn khách hàng của mình để họ hiểu hơn về công việc thiết kế mà bạn đang thực hiện. Chúng ta sẽ còn tiếp nhận một số ý kiến từ phía khách hàng liên quan đến dự án đang được triển khai. Vì vậy, để đối phó với vấn đề can thiệp này, chúng ta cần thực hiện những hình thức tiếp cận linh hoạt hơn để giúp điều hướng suy nghĩ, tư duy của khách hàng tốt nhất.

Cụ thể, bạn cần nắm được điều mà “khách hàng cần” nhằm thể hiện thông điệp của họ đến với thị trường có gì khác biệt so với điều mà người thiết kế đang suy nghĩ. Tiếp theo chúng ta sẽ tiến hành tạo ra những cuộc đối thoại, hướng dẫn khách hàng và chinh phục sự hài lòng của khách hàng. Điều này có ý nghĩa giúp không làm phật ý khách hàng mà cũng giúp nâng cao cảm hứng làm việc cho bản thân người thiết kế.

designer

Designer hãy thể hiện sự đam mê trong nội dung “giảng dạy”

Trong quá trình “giáo dục” khách hàng, bên cạnh các phương pháp thể hiện linh hoạt trong lúc quá trình thiết kế, chúng ta cũng cần hạn chế dùng quá nhiều “từ chuyên ngành” vì đôi khi những từ đó khá khó hiểu với những ai không phải designer chuyên nghiệp.

Đặc biệt, thiết kế là một công việc rất đòi hỏi sự cá tính, trong quá trình thảo luận với khách hàng chúng ta cần lưu ý thể hiện sự cá tính, kiên quyết và cái tôi đối với quan điểm nghề nghiệp của mình. Buông xuôi theo ý khách hàng chính là điều tối kỵ của một người thiết kế, nó bào mòn đam mê mà đam mê lại chính là điều quan trọng nhất quyết định thành công của một người trong bất kỳ lĩnh vực nào.

Có thể thấy những phương pháp “giáo dục” cho khách hàng mà bạn vừa tiếp cận trong bài viết trên đòi hỏi cá nhân người thiết kế phải liên tục phát triển một số kỹ năng so với thông thường. Tuy nhiên, nó lại mang đến lợi ích tuyệt vời bởi giúp rèn luyện cho người thiết kế sự kiên nhẫn, khả năng giao tiếp tốt với khách hàng hơn và hiểu nguyên nhân vì sao khách hàng của mình lại có những quyết định khá “ngây thơ” như vậy.

Có thể nói “giáo dục” khách hàng chính là cách tuyệt vời giúp nâng cao nhận thức, giúp những “thượng đế” này cảm thấy hài lòng và mang lại sự thoải mái cho bản thân người làm thiết kế. Và dĩ nhiên nhờ vậy cơ hội việc designer cũng rộng mở hơn.

Vì vậy, nếu bạn đang tức tối, bực bội vì phải thay đổi thiết kế lần thứ “n”, cảm thấy bế tắc khi phải vẽ “một người đang khóc, nhưng không mang cảm giác buồn bã”, thì hãy thử một lần “giáo dục khách hàng”. Có thể, kết quả mang lại sẽ làm bạn bất ngờ!