OKRs-hay-KPIs-tot-hon

OKRs và KPIs đều là các biến thể của phương thức quản trị hiện đại theo MPO. Dù rằng cả hai đều được dùng để xác định mục tiêu cũng như theo dõi kết quả của doanh nghiệp lẫn nhân viên, thế nhưng về cốt lõi thì chúng hoàn toàn không giống nhau? Như vậy, để đánh giá nhân lực nhân viên thì OKRs hay KPIs tốt hơn? Hãy cùng tìm hiểu thêm về các khái niệm OKRs và KPIs sau đây để tìm câu trả lời nhé.

KPIs là gì?

KPI là viết tắt của cụm từ Key Performance Indicator – Chỉ số đo lường hiệu suất. Đây được xem là công cụ đo lường hiệu suất để đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. KPI mang những đặc trưng tiêu biểu như sau:

  • Có thể đo lường, định lượng một cách chính xác bởi các con số.

  • Diễn ra theo tần suất đều đặn, ví dụ như theo ngày, theo tuần, theo từng tháng.

  • Luôn gắn liền với một bộ phận hoặc một nhân viên cụ thể, thể hiện sự thành công mang ý nghĩa then chốt của chính chủ thể đó.

Có khá nhiều loại KPI khác nhau nên việc chọn đúng KPI sẽ phụ thuộc vào các yếu tố ngành mà doanh nghiệp đang tham gia. Một bộ phận hoặc nhóm sẽ sử dụng các KPI khác nhau để có thể đo lường thành công. Chính vì vậy mà đôi khi KPI còn được gọi là chỉ số sức khỏe của doanh nghiệp.

OKRs-hay-KPIs-tot-hon

OKRs là gì?

OKRs là viết tắt của cụm từ Objectives and Key results, là phương pháp quản trị doanh nghiệp mà trong đó doanh nghiệp sẽ có trách nhiệm định hướng cũng như tạo ra các kết quả then chốt cụ thể, hiện thực hóa mục tiêu trong một thời hạn nhất định (thường được tính theo quý). Tất cả những mục tiêu và kết quả then chốt đều được công khai một cách rõ ràng trước toàn thể công ty.

Xét về mặt lý thuyết thì mọi doanh nghiệp đều có thể ứng dụng OKRs. OKRs sẽ giúp các startups non trẻ thoát khỏi sự mờ mịt của những công việc vụn vặt hằng ngày để hướng tới một mục tiêu lớn hơn. Trong khi đó thì ở những doanh nghiệp tầm cỡ hơn, OKRs sẽ phá tan tình trạng chia bè kết phái cũng như sự không rõ ràng của dòng chảy thông tin – những tình trạng thường thấy khi doanh nghiệp phát triển đến một quy mô nhất định.

Đâu là sự khác biệt giữa KPIs và OKRs?

Để xác định được OKRs hay KPIs tốt hơn, chúng ta cần phân biệt 2 khái niệm này. Điểm khác biệt dễ nhận thấy nhất của KPIs và OKRs chính là KPIs được áp dụng đối với những bộ phận có mục tiêu, có công việc lặp đi lặp lại liên tục trong những chu kỳ cố định, có thể đo lường theo kết quả chính xác. Trong khi đó thì OKRs lại được áp dụng với những trường hợp khó đo lường chính xác và không theo một chu kỳ nhất định.

Để đánh giá năng lực nhân viên nói riêng? Khi KPIs không còn là lựa chọn duy nhất

Trên thực tế là có khá nhiều nhà quản trị thường nghĩ đến KPIs để đo lường cũng như nâng cao hiệu suất của từng cá nhân trong doanh nghiệp. Họ đã bỏ ra một khoản phí rất lớn để thuê đơn vị tư vấn và xây dựng bộ KPIs, tuy nhiên thì kết quả thu được lại không được như kỳ vọng bởi vì nhiều nguyên nhân khác nhau. Chính vì thế mà ta có thể thấy rằng KPIs không phải là công cụ vạn năng có thể giải mọi bài toán đo lường, giúp tối ưu hiệu suất nhân viên cho doanh nghiệp.

Thay vào đó thì nhà quản trị có thể kết hợp uyển chuyển cả KPIs và OKRs để tận dụng tối ưu những ưu điểm của cả hai, đồng thời khắc phục những điểm yếu còn lại. Các bạn có thể theo dõi ví dụ cụ thể về sự kết hợp của cả KPIs và OKRs trong một bộ phận marketing như sau:

Sử dụng KPIs để giao đối với những mục tiêu có tần suất lặp đi lặp lại theo chu kỳ, cần sự chính xác tuyệt đối:

  • Làm tăng gấp đôi lưu lượng truy cập vào trang web của quý 2 so với quý 1.

  • Tăng tỉ lệ chuyển đổi từ khách tham khảo thành khách đăng ký dùng thử từ 10% lên 20%.

Sử dụng OKRs cho những mục tiêu không diễn ra lặp lại, không liên tục theo chu kỳ. Đặt mục tiêu là tìm kiếm khách mời cho một sự kiện:

  • Có thể dùng Facebook để chọn 500 khách mời tiềm năng

  • Thu thập thông tin của 200 lead ở sự kiện.

Vừa rồi là đôi điều cần biết để giải đáp thắc mắc đánh giá năng lực nhân viên bằng OKRs hay KPIs tốt hơn. Dù là phần mềm nào đi chăng nữa, OKRs và KPIs vẫn sẽ là những công cụ đắc lực để giúp doanh nghiệp theo sát hoạt động của nhân viên trong thời đại số. Nếu biết tận dụng hợp lý thì chúng sẽ đem lại rất nhiều lợi ích to lớn, giúp công ty phát triển mạnh và bền vững.