Chuyển hướng nghề nghiệp

Có phải bạn đang cân nhắc tìm những nghề nghiệp ổn định và chuyển hướng nghề nghiệp? Bạn đang ở ngã ba đường, nơi bạn phải lựa chọn giữa việc tiếp tục làm việc với lĩnh vực bạn đang làm hay chuyển sang một lĩnh vực mới? Bạn có những kỹ năng mà bạn đang không sử dụng tới ở lĩnh vực hiện tại?

Có lẽ lúc này bạn thấy bạn không còn làm những gì mà bạn yêu thích nữa. Ý tưởng theo đuổi một lĩnh vực mà bạn đang đam mê có thôi thúc bạn cân nhắc chuyện đổi nghề không?

nhung-nghe-nghiep-on-dinh-jobhop
Những nghề nghiệp ổn định thường bắt nguồn từ đâu?

Thay đổi nghề nghiệp là một quyết định lớn, có thể dẫn tới các kết quả cũng như hậu quả khác nhau. Nó cũng là một lựa chọn thường có trong sự nghiệp mỗi người. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng trung bình mỗi người nhân viên đổi việc từ 10 tới 15 lần trong quãng thời gian làm việc chính thức của họ.

Cũng như bất kỳ quyết định cuộc sống quan trọng nào, thay đổi nghề cần thời gian, kiên nhẫn, và quan trọng nhất là, lên kế hoạch. Bắt đầu bằng việc học cách làm sao để viết một CV và Thư xin việc cho lĩnh vực mới của bạn, hoàn chỉnh các tài liệu ứng tuyển là bước đầu tiên trong việc chinh phục một con đường sự nghiệp mới. Nếu bạn nghĩ mình cần giúp đỡ để viết các tài liệu trên, cân nhắc việc sử dụng các ứng dụng hỗ trợ.

Đổi nghề thành công thường tốn hàng tháng trời để hoàn thành khi bạn đã có chiến lược. Không có chiến lược nào, bạn có thể sẽ kết thúc với một cú rẽ sang giai đoạn mới còn dài hơn. Có một kế hoạch hành động chi tiết (bao gồm chiến lược, tài chính, nghiên cứu, giáo dục và đào tạo) là việc tất yếu cho thành công của bạn. Vì vậy hãy bắt đầu với 11 bước sau để việc chuyển hướng của bạn được nhanh chóng và thành công hơn.

Xem thêm: Những câu hỏi phỏng vấn nhân viên bán hàng thường gặp

Lập kế hoạch thay đổi cuộc đời bạn cùng những nghề nghiệp ổn định với bạn

Để lập và thực hiện kế hoạch đúng cách, bạn cần phải tự đánh giá bản thân một cách khách quan. Tìm kiếm các ưu tiên của bạn dựa vào cân nhắc các điều dưới đây:

Đừng tập trung vào những gì người khác nghĩ

Việc tập trung vào suy nghĩ của người khác chỉ làm bạn tốn sức để lo lắng thay vì tập trung vào phấn đấu cho sự thành công của bản thân bạn. Bạn tự đánh giá bản thân mình ra sao?

Tìm kiếm sự hài lòng và ổn định từ bản thân

Những người khác, của cải vật chất, các yếu tố bên ngoài sẽ không giúp bạn có được hạnh phúc. Bạn phải tìm kiếm những điều gắn liền với bản thân bạn.

Kiên nhẫn

Có những khoảng thời gian bạn cần phải chờ đợi. Thiếu kiên nhẫn hiếm khi là đức tính tốt và có thể dẫn tới những quyết định gây hối hận. Bạn đang ở quá trình tìm việc mới này để chuẩn bị cho một quãng đường dài phía trước. Đừng hi sinh sự phát triển dài hạn bằng sự bằng lòng trong ngắn hạn.

Tìm kiếm điểm khác biệt của bạn

Chỉ có một bạn mà thôi. Không ai khác có thể làm chính xác những gì bạn có thể làm. Bạn có các kỹ năng, kinh nghiệm, suy nghĩ và ý tưởng khác biệt những yếu tố này đã tạo nên thương hiệu cá nhân của bạn. Điều đó khiến bạn là duy nhất. Hãy vui vẻ với những điều khác biệt của bạn.

Định nghĩa thành công bằng cách riêng của bạn

Chúng ta thường xuyên định nghĩa thành công bằng cách đo lường thứ mà chúng tôi có so với người khác. Thành công có phải là có một căn nhà lớn, một chiếc xe sang trọng và một tài khoản ngân hàng kếch xù? Có thể. Và nếu đó được coi là thành công của bạn, cũng ổn thôi. Nhưng trong rất nhiều người trong chúng ta, những đo lường trên không chỉ ra được sự thành công. Đúng hơn là, những thứ trên chỉ là phương tiện để đạt được thành công. Sự hiểu biết về tài chính có thể sẽ cho bạn đi du lịch nhiều nơi và tận hưởng gian đoạn nghỉ hưu thoải mái. Có một căn nhà rộng có thể sẽ cho bạn có một không gian lớn cho đại gia đình của bạn hay bạn bè.

Một khi bạn đã quả quyết điều mà bạn cho là giá trị nhất và những điều phải có trong nghề nghiệp mới của mình thì đó là thời điểm để lên một kế hoạch.

11 bước sau giúp bạn chuyển hướng nghề nghiệp:

Tìm kiếm thứ bạn muốn

Tìm ra thứ bạn muốn khi thay đổi công việc. Việc đổi hướng nghề nghiệp sẽ hướng tới giá trị và mục tiêu của bạn như thế nào? Thứ bạn muốn đạt được khi thay đổi?

Biết được rằng đổi hướng nghề nghiệp khác biệt với đổi việc. Bạn đã từng thay đổi công việc trong quá khứ, và bạn biết việc nó có thể là một kinh nghiệm đau thương. Đổi hướng nghề nghiệp đòi hỏi thậm chí nhiều nỗ lực và chăm chỉ hơn. Bạn sẽ cần phải chuẩn bị về tâm lý, tài chính và sức khoẻ.

Tập trung

Tìm việc làm yêu cầu tập trung và đổi hướng nghề nghiệp cũng như vậy. Đừng ra ngoài và cố gắng thử theo đuổi tất cả các cơ hội việc làm bạn thấy. Đó không phải là cách bỏ sức lực và thời gian đúng đắn. Thay vì đó, thực hiện tìm kiếm theo mục tiêu đã đặt ra sẽ mang lại kết quả tốt nhất.

Kiên trì

Chuyển hướng nghề nghiệp có thể tốn nhiều thời gian. Cuộc hành trình thường đầy sự thất vọng và những lời từ chối. Tạo nên sự thay đổi nghề nghiệp thường bao gồm rất nhiều các bước nhỏ để đạt được mục đích cuối cùng. Luôn tiến về phía trước. Khi nào bạn còn tiến bộ, khi đó bạn đang gặt hái thành công.

Sử dụng mạng lưới quan hệ

Mối quan hệ của bạn là nguồn tài nguyên kiến thức vô giá, rộng lớn và đa dạng các chủ đề khác nhau. Bạn có thể không biết người nào đó đang làm việc trong ngành nghề mà bạn mong muốn, nhưng khả năng cao bạn có kết nối với một vài người như vậy bằng cách nào đó. Có thể là ai đó vừa mới làm việc trong lĩnh vực đó gần đây, hoặc ai đó có anh rể trong lĩnh vực đó. Quan điểm của tôi là khi bạn đang muốn đổi hướng nghề nghiệp, bạn sẽ cần tới mạng lưới quan hệ nhiều hơn so với đơn thuần chỉ là thay đổi việc làm.

Mở rộng mạng lưới của bạn

Tìm kiếm những người đã đổi ngành hoặc có chuyên môn trong lĩnh vực bạn đang hướng tới. Ví dụ, bạn đang muốn tham gia vào lĩnh vực quan hệ công chúng, nghĩa là bạn sẽ cần tham gia những tổ chức dành cho những nhà PR chuyên nghiệp. Trong trường hợp đó, họ sẽ luôn có liên tục các khoá học giáo dục hoặc chứng chỉ liên quan cho thành viên của họ.

Kỹ năng từ công việc cũ

Tập trung vào những kỹ năng được từ công việc cũ có thể dùng vào công việc mới. Bạn đã có một quãng thời gian dài trong lĩnh vực quản lý bán lẻ và bạn đang tìm cách biến nó trở nên có ích cho hoạt động của công ty mới. Bạn có rất nhiều kỹ năng có thể dùng tới, chẳng hạn như quản lý nhân viên, lập ngân sách và lập kế hoạch, kiểm soát hàng tồn kho và dịch vụ khách hàng. Sử dụng những điều này làm lợi thế của bạn khi đổi hướng nghề nghiệp.

Viết lại CV

Khi bạn đang muốn đổi hướng nghề nghiệp, bạn không hề mong muốn làm thất vọng nhà tuyển dụng bởi họ quan tâm đến CV mà bạn đã dùng cho công việc cũ. Chuyển đổi nghề nghiệp yêu cầu một CV mới. Để tiết kiệm thời gian, hãy cân nhắc sử dụng một phần mềm xây dựng sơ yếu lý lịch chuyên nghiệp để giúp bạn viết một bản lý lịch hoàn toàn mới trong vài phút.

Chọn một mẫu CV dạng mới

Tôi đề nghị những người muốn thay đổi nghề nghiệp không nên sử dụng dạng sơ yếu lý lịch lỗi thời nữa. Những mẫu CV mới – nó nêu ra được ra các năng lực cốt lõi của bạn và các kỹ năng có thể dùng tới cho công việc mới, chi tiết lịch sử việc làm và thành tích của bạn theo định dạng ngược thời gian. Khác với định dạng sơ yếu lý lịch chức năng cũ. Các nhà tuyển dụng ghét định dạng đó và nó làm cho bạn giống như bạn đang cố gắng che giấu điều gì đó.

>>> Xem thêm: Khởi đầu sự nghiệp với cách viết CV hoàn hảo nhất!

Kế hoạch

Một sự thay đổi ngành nghề thành công thường tốn hàng tháng trời để hoàn thành khi bạn đã có chiến lược. Không có chiến lược nào, bạn có thể sẽ kết thúc với một cú rẽ sang giai đoạn mới còn dài hơn. Có một kế hoạch hành động chi tiết (bao gồm chiến lược, tài chính, nghiên cứu, giáo dục và đào tạo) là việc tất yếu cho thành công của bạn. Không có kế hoạch, bạn có thể sẽ nhận lời mời làm việc đầu tiên, dù nó có phù hợp hay không.

Viết thư xin việc ghi rõ mục tiêu

Thư xin việc cho phép nhà tuyển dụng biết lý do tại sao bạn lại muốn thay đổi nghề nghiệp và làm thế nào bạn có thể tăng thêm giá trị. Nếu bạn không tự tin rằng bạn biết cách viết thư xin việc, sử dụng phần mềm giúp tạo một bức thư xin việc chuyên nghiệp có thể giúp bạn làm tăng giá trị của bản sơ yếu lý lịch.

>>> Xem thêm: Cách viết CV và Cover Letter tăng tỷ lệ thu hút nhà tuyển dụng

Chuẩn bị trước câu trả lời “Vì sao bạn muốn đổi ngành?”

Nếu bạn đã dùng công cụ kiểm tra tính cách và xác định rõ những gì bạn hy vọng sẽ đạt được, câu trả lời cho câu hỏi này sẽ trở nên rõ ràng với bạn. Công việc của bạn là đóng khung nó, người phỏng vấn sẽ nhận thấy rằng bạn nghiêm túc về sự thay đổi nghề nghiệp của mình và rằng bạn sẽ tăng thêm giá trị cho tổ chức. Đừng nói nhiều về lĩnh vực cũ của bạn để bạn chỉ cần nói về điều này trong 30 giây hoặc ít hơn.

Những nghề nghiệp ổn định nhất với bạn là gì? Tạo nên sự chuyển hướng nghề nghiệp thường bao gồm rất nhiều các bước nhỏ để đạt được mục đích cuối cùng. Hãy luôn tiến về phía trước, khi nào bạn còn tiến bộ, khi đó bạn đang gặt hái thành công.

Nguồn: Tổng hợp Internet