Bí quyết phát huy tối đa sức mạnh của đội ngũ đa dạng

Dù thiện chí đến đâu, chúng ta vẫn sẽ gặp phải những khó khăn nhất định khi xây dựng một đội ngũ đa dạng. Thành kiến đồng dạng (affinity bias) khiến ta có xu hướng tuyển dụng những người có quan điểm tương đồng với chính mình thay vì khám phá những quan điểm mới.

Mặc dù sự đa dạng bắt đầu được chú trọng hơn trong vài năm trở lại đây, xu hướng này hiện nay vẫn còn khá chậm chạp. Để thúc đẩy môi trường đa dạng nơi công sở, ta cần phải thấy được những giá trị phi thường mà nó đem lại và thực sự quyết tâm thay đổi.

Bài viết liên quan:

so-huu-mot-doi-ngu-da-dang-doanh-nghiep-dang-nam-trong-tay-mot-mo-vang

Sở hữu một đội ngũ đa dạng, doanh nghiệp đang nắm trong tay một “mỏ vàng”

Một đội ngũ đa dạng về mọi mặt

Khi nhắc đến sự đa dạng, người ta thường nghĩ tới khía cạnh giới tính và sắc tộc. Đây cũng là yếu tố dễ nhận ra nhất trong các tổ chức. Tuy nhiên, bên cạnh hai khía cạnh này, quan điểm của mỗi người còn được định hình bởi vô số những tác nhân khác như xu hướng tình dục, tuổi tác, quốc tịch, ngành nghề, chức vụ, và thậm chí là quy mô của các tổ chức mà họ đã tham gia…

Sự khác biệt sẽ tạo ra giá trị. Nhận thức được điều này, bạn sẽ cởi mở đón nhận sự khác biệt dù cho đó là một cuộc phỏng vấn tuyển dụng, một buổi họp hay một thương vụ.

Thế nhưng, sự đa dạng chỉ có thể tạo ra giá trị khi nó đi liền với sự căng thẳng mang tính xây dựng. Có một đội ngũ đa dạng để làm gì nếu bạn không thể khai thác được những kinh nghiệm, khả năng và quan điểm độc đáo của mỗi thành viên? Bài toán đặt ra cho các nhà lãnh đạo là làm sao tạo ra một môi trường nơi mọi người cảm thấy an toàn khi đóng góp, thách thức lẫn nhau và tranh luận nhằm đạt được kết quả tốt nhất – chứ không chỉ đơn giản là bảo vệ ý kiến cá nhân.

đội ngũ đa dạng mang lại giá trị

Một đội ngũ đa dạng mang lại nhiều lợi ích, tuy nhiên xung đột trong quá trình làm việc là không thể tránh khỏi

Để làm được điều này, có hai rào cản lớn ta phải vượt qua: bản năng né tránh xung đột và nỗi sợ sai lầm. Những đội ngũ làm việc hiệu quả nhất không phải lúc nào cũng ôn hòa, đồng thuận với nhau. Trái lại, họ được xây dựng từ những cuộc tranh biện nảy lửa, thách thức một cách tôn trọng lẫn nhau, và sự thẳng thắn.

6 lời khuyên giúp phát huy sức mạnh của đội ngũ đa dạng

 Sự đa dạng đem lại giá trị lớn nhất trong hai tình huống sau:

  • Khi bạn đang giải quyết một vấn đề phức tạp.
  • Khi bạn phải đưa ra một quyết định khó khăn.

Đây là lúc mà bạn cần những ý kiến đóng góp đa chiều nhất có thể. Nó sẽ giúp bạn thoát ra khỏi tư duy tập thể và nhận ra những yếu tố có lẽ bạn đã bỏ qua.

6 lời khuyên thiết thực sau đây sẽ giúp bạn tận dụng tối đa sức mạnh của đội ngũ nhân lực đa dạng:

Đúng người đúng việc

Chỉ những người có khả năng đóng góp giá trị cho một quyết định hoặc vấn đề mới nên tham gia vào quá trình này. Trên thực tế, con số này thường thấp hơn bạn nghĩ. Đa số mọi người muốn tham gia đóng góp ý kiến một cách tự do mà không đi liền với trách nhiệm, tuy nhiên cách làm này không mang tính xây dựng và khiến cho quá trình đưa ra quyết định bị chậm lại.

la-mot-nguoi-quan-tri-chuyen-nghiep-ban-phai-hoc-duoc-cach-giao-dung-viec-cho-dung-nguoi

Là một người quản trị chuyên nghiệp, bạn phải học được cách giao đúng việc cho đúng người

Thay vào đó, hãy lựa chọn đúng người đúng việc, cung cấp cho họ đầy đủ thông tin và tạo môi trường để họ dễ dàng bày tỏ quan điểm của mình trong một môi trường đa dạng.

Là lãnh đạo, đừng lên tiếng đầu tiên

Vai trò quan trọng của một nhà lãnh đạo là phải trao quyền và khuyến khích mọi người đóng góp trước khi tự mình lên tiếng. Một khi nhà lãnh đạo đã bày tỏ quan điểm, những nhân viên dám lên tiếng phản bác hoặc đề xuất khác với ý “sếp” chính là những cá nhân thực sự bền bỉ và tâm huyết với công việc.

Nhà lãnh đạo nên khơi gợi cuộc trò chuyện sao cho mọi người đều có thể nêu ý kiến, rồi từ đó kết hợp chúng vào khuôn khổ của cuộc thảo luận.

>> Xem thêm: Phương pháp lãnh đạo toàn diện, áp dụng như thế nào cho đúng?

Lắng nghe một cách khách quan

Lắng nghe là một kỹ năng thường xuyên bị xem nhẹ, nhưng lại vô cùng quan trọng trong việc thúc đẩy sự đa dạng. Đương nhiên, ai cũng đều có xu hướng loại bỏ những thông tin không phù hợp với thế giới quan của riêng mình.

Để cải thiện kỹ năng lắng nghe, hãy đặt sở thích và quan điểm riêng của bạn sang một bên và thử tự hỏi bản thân:

  • Tôi có thể học được gì từ điều này?
  • Trong những thứ mà mọi người đang đề cập, có điều gì mà trước đây tôi chưa từng nghĩ tới?
  • Góc nhìn này có thể cải thiện vị trí hiện tại của chúng ta như thế nào?
moi-nguoi-deu-co-goc-nhin-va-ly-le-rieng-vi-the-hay-lang-nghe-tu-nhieu-phia-va-phan-xet-mot-cach-that-khach-quan

Mỗi người đều có góc nhìn và lý lẽ riêng, vì thế hãy lắng nghe từ nhiều phía và phán xét một cách thật khách quan

Khi bạn mở lòng mình trước ý kiến đóng góp của người khác, bạn sẽ nhận được những thông tin vô cùng giá trị và khiến cuộc trò chuyện trở nên ý nghĩa hơn.

Lôi kéo sự tham gia của những thành viên ít nói

Không ít người cảm thấy e ngại khi tham gia trò chuyện trong nhóm. Bản thân họ cần học cách lên tiếng, còn với tư cách là một nhà lãnh đạo, bạn cần dẫn dắt họ. Mặc dù bày tỏ ý kiến qua email có vẻ là phương án an toàn và ít đối đầu hơn, mọi người chỉ mang lại giá trị thực sự khi họ cho phép ý tưởng của mình được thử thách trong một môi trường đa dạng.

Khi điều phối các cuộc thảo luận nhóm, hãy chủ ý gọi tên những người này. Hãy hỗ trợ và cho họ thấy rằng quan điểm của họ được đánh giá cao và họ an toàn khi đóng góp.

Thể hiện tinh thần sẵn sàng thay đổi

Khi người khác đưa ra ý kiến khiến bạn thay đổi ý định hoặc giúp bạn hiểu rõ hơn vấn đề, hãy cho mọi người biết rằng bạn đang thay đổi ý định dựa trên đóng góp của họ. Điều này sẽ khuyến khích mọi người tiếp tục đóng góp trong tương lai. Nếu bạn lúc nào cũng chỉ khăng khăng làm theo ý mình, người khác sẽ không nêu ý kiến của họ nữa.

Khi mọi người thấy rằng ý tưởng của họ có thể tạo ra sự khác biệt thực sự, họ sẽ đề xuất nhiều hơn. Dần dần, chính điều này sẽ trở thành động lực cho đội ngũ của bạn.

hay-luon-khuyen-khich-cac-nhan-vien-cua-minh-the-hien-thai-do-cau-thi-san-sang-lang-nghe-gop-y-va-sua-doi-neu-can

Hãy luôn khuyến khích các nhân viên của mình thể hiện thái độ cầu thị, sẵn sàng lắng nghe góp ý và sửa đổi nếu cần

Khả năng phát huy tài năng và kinh nghiệm của mỗi thành viên là chìa khóa thực sự mở ra sức mạnh của đội ngũ đa dạng. Sau cùng, điều này sẽ trở thành động lực giúp gia tăng hiệu suất công việc và là dấu ấn riêng cho đội ngũ của bạn. Quan trọng hơn cả, hiệu quả công việc sẽ được cải thiện rõ rệt. Nếu bạn biết cách tận dụng sự đa dạng, bạn sẽ thuyết phục được tất cả mọi người.

Khi điều này trở thành một phần trong văn hóa tổ chức, nó sẽ là thành tố cốt lõi trong tuyên bố giá trị của bạn. Tại sao mọi người muốn làm việc cho bạn? Bởi vì bạn coi trọng sự đa dạng theo cách nâng tổ chức lên một tầm cao mới – xét cho cùng, đó chính là thương hiệu của bạn.

Ai mà lại không muốn làm việc cho một công ty như vậy?

Phỏng dịch từ workable.com

The JobHopin team